Số 90- Tháng 2-2013

Lịch trình Thánh lễ tháng 02. 2013

Thứ sáu đầu tháng, 01.02. kính Thánh tâm Chúa Giêsu
- 16.00 giờ đền tạ- Thánh lễ - phép lành Blasius
Maria Empfängnis, Oststr. 20, Düsseldorf
- 19.00 giờ thánh lễ , Tu viện Lòng thương xót Chúa, Bonn

Thứ bảy, 02.02. Lễ Đức Mẹ dâng Chúa Giêsu vào đền thờ
-16.00 giờ Thánh lễ đón mừng Năm Mới –CĐ Troisdorf.
Maria Königin, Blücherstr. 44, Troisdorf

Chúa nhật, 03.02. thứ tư thường niên
- 10.00 giờ chầu Thánh Thể kính lòng thương xót Chúa
11.00 giờ Thánh lễ đón mừng năm mới, phép lành Blasius
St. Joseph, An der Josephkirche 5, Krefeld
- 14.30 giờ chầu Thánh Thể kính lòng thương xót Chúa
15.00 giờ Thánh lễ đón mừng năm mới, phép lành Blasius
Maria Rosenkranz, Bellstieg 45, Mönchengladbach

Thứ bảy, 09.02. Chúa nhật thứ 5. thường niên
Ngày Giao Thừa bước sang năm mới Qúy Tỵ
16.00 giờ Thánh lễ Giáo đoàn đón mừng năm mới Qúy Tỵ
18.00 giờ văn nghệ mừng mùa Xuân mới
Nhà Dòng Ngôi Lời, Arnold-Janssen 30, St. Augustin

Chúa nhật, 10.02. thứ 5. thừơng niên- Mồng Một Tết Qúy Tỵ
15.00 Thánh lễ mừng năm mới Qúy Tỵ
St. Ulrich, An St. Ulrich 20, Viersen Dünkel

Thứ Tư lễ Tro, 13.02.
Hôm nay bắt đầu mùa chay. Hôm nay ăn chay kiêng thịt

Thứ bảy, 16.-02. chúa nhật thứ nhất mùa chay
15.00 giờ đọc kinh tập hát
15.30 Thánh lễ mừng năm mới- St. Peter, Peterkirchhof 1, Aachen

Chúa nhật, 17.02. thứ nhất mùa chay
-10.00 giờ chầu Thánh Thể kính lòng thương xót Chúa
10.30 thánh lễ - St. Barbara, Blücherstr. 20, Neuss
- 14.00 giờ Sinh hoạt-CĐ Düsseldorf
14.30 giờ đọc kinh tập hát
15.00 giờ Thánh lễ
Maria Rosenkranz, Burscheiderstr. 20, Düsseldorf

Thứ bảy, 23.02. Chúa nhật thứ hai mùa chay
15.00 giờ thánh lễ- CĐ Erftstadt mừng mùa Xuân mới
St. Alban, Carl-Schurz 128, Erftstadt

Chúa nhật, 24.02. thứ hai mùa chay
- 10.00 giờ chầu Thánh Thể kính lòng thương xót Chúa
11.00 giờ Thánh lễ - Herz Jesu, Roßstr. 75, Düsseldorf
- 15.00 giờ Chầu Thánh Thể kính lòng thương xót Chúa
15.30 Thánh lễ - St. Hedwig, Mackestr. 43, Bonn

„Mỗi năm năm mới lại về,
tuổi xanh người cũ nặng nề qua đi.
Nhìn hoa lá mới xuân thì,
hỏi lòng cổ độ có gì mới không?“

Xin kính chúc qúy Cha, qúy Sơ, qúy Ông, qúy Bà, các Anh, các Chị, các Bạn Trẻ và các em Thiếu Nhi một Năm Mới với nhiều Ðổi Mới, nhất là những cái mới Tinh Thần.

“Nhờ ơn Chúa mà chúng ta được đổi mới (Rom 6,4).

Và nhờ đổi mới được mà chúng ta thêm hạnh phúc.
Năm Mới chúng ta cầu chúc nhau hạnh phúc.
Điều này đúng cùng hợp với tâm trạng mong ước của con người, nhất là vào dịp đầu năm mới.
Và trong suốt dọc đời sống ai cũng cần có hạnh phúc.
Nhưng phải chăng hạnh phúc có thể mua sắm hay tạo ra được?
Xưa nay chưa có ai đã mua sắm được hạnh phúc bao giờ. Vì hạnh phúc không phải là một món hàng mua bán được ở ngòi chợ hay nơi cửa hàng. Hạnh phúc nằm tận trong tinh thần tâm linh, cùng không có mầu sắc hình hài đề có thể không sờ mó nắm bắt được.
Hạnh phúc chỉ cảm nhận thấy được từ trong trái tim trào dâng lên.
Hạnh phúc là một mầu nhiệm cảm nghiệm được. Nhưng không làm sao diễn tả hết ra bằng chữ nghĩa lời nói được.
Hạnh phúc không do tự chế tạo làm ra. Nhưng được Thiên Chúa của trời cao trao tặng ban cho.

Giáo đoàn Đức Mẹ Lavang Köln – Aachen

Thiên cung thánh triệu

Thiên Chúa nguồn đời sống đã gọi về với Ngài
+ Ông Roco Nguyễn kim Thảo, thọ 85 tuổi, ngày 05.01.2013, Köln
+ Chị Maria Trần thị Hường, hưởng dương 52 tuổi, ngày 06.01.2013, Erftstadt.

Xin chân thành chia buồn cùng qúy gia đình tang quyến.

Hang đá Đức Mẹ Lộ- Đức

Người tín hữu Công giáo xưa nay hầu như hằng ngày đều đọc kinh suy niệm về những chặng đường đời sống Chúa Giêsu. Phải, chúng ta suy niệm những mầu nhiệm thánh đức của Đức tin. Một trong những suy niệm đó là “hang đá” nơi Chúa Giêsu sinh ra: “Đức Bà sinh đức Chúa Giêsu trong hang đá. Ta hãy xin cho được lòng khó khăn”
Hang đá, hay hang động trong thiên nhiên có liên quan tới gì tới mầu nhiệm thánh của Đức Tin chúng ta?
Nơi vùng có núi đá trồi mọc lên thường có những hang động nằm sâu kín trong đó. Thiên nhiên đã tác tạo nên như thế.
Theo Platon, hang động là hình ảnh nói về tình trạng kiến thức hiểu biết của con người trong thế giới, trong đó là những bóng mờ bảo sao chép in lại. Công việc của con người là lôi những bóng mờ bản sao đó ra khỏi “hang động”, cùng tìm cách trình bày những ý tưởng đó cho trong sáng dễ hiểu.
Từ thượng cổ xa xưa, con người đã nhìn nghĩ hang động trong núi vách đá là nơi chất chứa huyền bí. Những hình vẽ trên vách đá nơi nhiều hang động từ thời xa xưa nói lên điều này. Vẻ huyền bí nhiệm mầu của hang động toát ra từ bóng tối âm u lạnh lẽo nơi không gian trong đó.
Hang động, do sự tin tưởng của con người, nơi được tôn trọng cùng với sự sợ hãi, là nơi chốn sinh ra và cư ngụ của thần tiên, của ma qủi, của thần chết, như nấm mồ sâu kín trong lòng đất.
Trong nhiều chuyện thần thoại và phỏng đoán tiên tri, hang động là nơi vùng sâu thẳm chỉ về điều còn bí ẩn dấu kín, nơi nguồn rễ sự sống, sự sinh động nẩy phát sinh ra.
Theo nền văn hóa bên Ai Cập, nước dòng sông Nils ở xứ này phát nguồn từ một hang động chảy ra mang đến phù sa trù phú cho ruộng đồng có mầu mỡ.
Từ sự tin tưởng đó, hang động âm u sâu kín tối tăm cũng là hình ảnh cung lòng người mẹ, nơi sự sống phát triển sinh ra.
Theo Kinh Thánh thuật lại, Chúa Giêsu sinh xuống làm người trên trần gian trong hang chuồng súc vật ngoài cánh đồng Bethlehem ( Lc 2,7-19).
Nhưng cũng có những nơi xây dựng chỗ Chúa Giêsu sinh ra như một hang động trong núi vách đá. Ở vùng Bethlehem, nơi ngày xưa Chúa Giêsu sinh ra, ngay từ thời các Thánh Tông đồ, thuở Giáo Hội còn sơ khởi, đã xây dựng chỗ Chúa sinh ra là một hang động trong vách đá.
Cũng thời Giáo Hội mới được thành lập sau khi Chúa Giêsu về trời, đã có những sách vở thuật lại: Chúa Giêsu sinh ra nằm trong một hang động ở núi vách đá.
Nhiều xứ đạo xưa nay cũng xây dựng làm núi đá bao phủ bằng giấy sơn phết kết lại, trong đó có một khoảng trống như một cái hang làm nơi Chúa Giêsu sinh ra.
Hang động là hình ảnh của cung lòng mẹ. Hình ảnh biểu tượng này diễn tả về sự phong phú mầu mỡ của đất nhờ trời cao ban ân đức mưa xuống.
Thiên Chúa nhập thể làm người khởi đầu bằng sự hạ mình bước xuống vùng sâu thẳm trong lòng trái đất, đi vào sự tăm tối của hang động. Chúa Giêsu, con Thiên Chúa, đã được sinh ra trong cung lòng của đất, toàn thể vũ trụ cũng được biến đổi bằng sự sống và sức lực vươn lên. Qua đó đất được nối kết với trời. Ánh sáng của Con Thiên Chúa chiếu dọi vào nơi tối tăm xua đuổi bóng tối tội lỗi.
Các Thánh Giáo Phụ đã so ví cung lòng đức Mẹ đồng trinh Maria như vườn địa đàng. Từ cung lòng vườn địa đàng đó nẩy sinh cây sự sống với hoa qủa thần thiêng thánh đức. Khi con người chúng ta dùng ăn trái cây đó sẽ không phải bị phạt chết như Ông Adong và Bà Evà đã ăn trái cấm và phải bị luận phạt.
Theo truyền thuyết, người Hylạp cho hang động là hình ảnh của sự xa vắng bóng thần thánh. Nhưng Chúa Giêsu sinh đã sinh ra trong đó, Ngài có mặt cùng mang ánh sáng Thiên Chúa tới nơi đó.
Họ cũng cho hang động là nơi chốn trú ngụ của ma qủy, đầy nguy hiểm. Nhưng khi ánh sáng Chúa chiếu tỏa tới chốn hang động, biến đổi nơi đó thành một nguồn nước bình an, không như người ta tin nghĩ nữa.
Càng ngày với thời gian phát triền trong đời sống, khắp nơi trên địa cầu, người ta càng khám phá ra nhiều hang động thiên nhiên rất đẹp. Và con người cũng xây dựng theo mẫu mã như thế, nhiều hang động nhân tạo cũng bằng gạch đá trong một khu vườn, tùy theo nghệ thuật tạo dựng hình thể cùng ý nghĩa sở thích…
Một trong những hang động nổi tiếng thời danh trong tập tục sống đức tin của người Công giáo là „hang núi đá Đức mẹ Lộ Đức“, một trung tâm hành hương quốc tế bên Pháp.
Ngày 11.02.1858 lúc 11.giờ Đức mẹ Maria đã hiện ra lần đầu tiên với Thánh nữ Bernadette (*1844 +1879) ở trong hang động vách núi đá Massabielle, bên kia bờ sông Gave de Paul Holz.
Đức Mẹ Maria đã hiện ra tất cả 18 lần với cô bé Bernadette. Theo lời cô thuật lại, Đức Mẹ mặc áo trắng, đội khăn lúp mầu xanh da trời,và trên đôi chân có hoa hồng mầu vàng.
Lần hiện ra thứ 16., Đức Mẹ nói với cô bé Benedatte: “ Que soy era Immaculada Conception – Mẹ là người không mắc tội tổ tông truyền”.
Trước đó, năm 1854 Ðức Giáo hoàng Pio IX. đã long trọng tuyên bố tín điều Ðức Mẹ vô nhiễm nguyên tội. Ðức mẹ Maria là mẹ Thiên Chúa không vướng tì ố tội tổ truyền, sinh hạ Chúa Giêsu mà vẫn còn đồng trinh. Lễ kính mừng trọng thể vào ngày 08.12. hằng năm bắt buộc trong toàn thể Giáo hội Công giáo hoàn vũ.
Ngược dòng lịch sử, ngay từ thế kỷ thứ 10. đến thế kỷ thứ 12. các Giáo Hội Ðông phương đã mừng „Lễ Mẹ Thiên Chúa, thánh thiện trong các vị Thánh, được thụ thai trong cung lòng bà Thánh Anna“.
Ở bên Giáo hội tây phương giám mục Anselm von Canterbury cũng mừng lễ này trong giáo phận của ngài từ năm 1100. Ðức giáo hoàng Sixtus IV. từ năm 1477 đã mừng lễ này ở thành Roma vào ngày 08.12. hằng năm. Ðức giáo hoàng Clemens XI. năm 1708 đã lấy ngày lễ mừng kính Ðức Mẹ Maria thụ thai này là ngày lễ mừng trong cả Giáo hội toàn cầu.
Sau những năm tháng sôi nổi với nhiều nghi hoặc tranh cãi, hoặc ủng hộ công nhận, năm 1866 Bernadette đã lui vào sống trong Tu viện Saint-Gildard ở Nevers, cách xa Lộ - Đức hằng trăm cây số, sống cuộc đời nhiệm nhặt âm thầm là một nữ tu cho tới năm 1879 chị qua đời lúc mới 35 tuổi vì bệnh lao phổi.
Đức Giáo hoàng Pio thứ 11. Ngày 14.06.1925 đã phong chị nữ tu Bernadette lên hàng Chân Phước, và ngày 08.12.1933 nâng Á Thánh Bernadette lên hàng Hiển Thánh trong Giáo Hội Công giáo. Lễ kính Thánh nữ Bernadette ngày 16.04. hằng năm.
Ngày nay khi đến hành hương kính viếng Đức Mẹ Maria bên Lộ- đức, ai cũng cúi mình đi vào trong hang động đó đọc kinh cầu nguyện, cùng hứng lấy nước từ hang động núi đá chảy ra.
Dòng nước trong lành từ nguồn đất núi chảy tuôn ra như thức ăn nuôi dưỡng con người.
Nước thánh bình an có sức chữa lành tẩy rửa những vết nhơ tội lỗi cho tâm hồn được vui tươi phấn khởi.
Chúa Giêsu Kitô đã sinh ra trong hang động ở giữa lòng núi đất từ cung lòng người mẹ đồng trinh Maria. Qua đó Người mang ơn cứu độ cho trần thế, mang ánh sáng thần thánh cho đất nẩy sinh sự sống, nơi là quê hương chốn cư ngụ của con người trên trần gian.
“Nếu Lộ Đức dẫn đưa chúng ta đến chỗ suy niệm về lòng từ mẫu của Đức Trinh Nữ Vô Nhiễm Nguyên Tội đối với những người con bệnh tật và đau khổ của Mẹ, thì Đại Hội Thánh Thể quốc tế tới đây sẽ là cơ hội để thờ lạy Chúa Giêsu Kitô hiện diện trong Bí Tích bàn thánh, tín thác vào Chúa như Niềm Hy Vọng không bao giờ làm thất vọng, đón nhận Chúa như thần dược bất tử chữa lành thể lý và tinh thần. Chúa Giêsu Kitô đã cứu chuộc trần thế bằng đau khổ, bằng cái chết và sự sống lại của Ngài và đã muốn ở lại với chúng ta như ”bánh sự sống” trong cuộc lữ hành trên mặt đất này.” (Đức giáo Hoàng Benedictô 16., Thông điệp ngày Thế giới bệnh nhân 2008).
Kỷ niệm 155 năm Đức Mẹ Maria hiện ra ở Lourdes, 1858. 11.02. 2013

Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long

Sinh hoạt giáo đoàn

1. Cây nến mừng mùa Xuân mới Qúy Tỵ
Theo tập tục đạo đức của người Công giáo Việtnam, ngày Mùng Một Tết Nguyên Đán, Chúa nhật 10.02.2013, kính thờ Thiên Chúa; ngày mùng Hai Tết, thứ hai 11.02.2013 kính nhớ đến Tổ tiên; và ngày mùng Ba Tết, thứ tư 12.02.2013 xin Thiên Chúa chúc lành công việc làm ăn sinh sống.
Nếp sống tâm tình đạo đức này giúp nhớ về cội nguồn của mình, nhất là việc nhớ đến Tổ Tiên của mình.
Đây là cung cách sống làm người đầy đủ ý nghĩa cùng mang lại sự bình an cho tâm hồn.
Xin thắp sáng cây nến lòng biết ơn nhớ đến tổ tiên cội nguồn trong đời con người chúng ta hôm qua, hôm nay và ngày mai!

2. Xin chân thành cám ơn
Trong dịp mừng lễ giáng sinh ngày 25.12.2012 vừa qua, chúng ta đã gom góp được 1500,00 € cho qũy bác ái và thanh thiếu niên.
Xin chân thành cám ơn lòng quảng đại của mọi người.

3. Đón mừng mùa Xuân mới Qúy Tỵ
Giáo đoàn Đức Mẹ Lavang Köln Aachen chúng ta sẽ đón chào mừng mùa Xuân mới Qúy Tỵ vào ngày Giao thừa 29. Tháng Chạp năm Nhâm Thìn, nhằm ngày thứ bảy 09.02.2013.
Lúc 16.00 giờ chúng ta sẽ cùng dâng Thánh lễ tạ ơn Thiên Chúa và cầu xin bằng an cho gia đình trong năm mới Qúy Tỵ.
18.00 văn nghệ đón mừng mùa Xuân mới ở hội trường nhà Dòng.
Dòng Ngôi Lời, Arnold-Janssen 30, St. Augustin.
Xin các Ca đoàn, các Bạn Trẻ cùng chungđón mừng mùa Xuân mới Qúy Tỵ.
Tiền xin trong Thánh lễ mừng Xuân mới dành cho chi phí việc tổ chức lễ mừng xuân và ngày tĩnh tâm lễ Lá ngày 23. -24. tháng Ba sắp tới. Xin mọi người cùng rộng lượng chung tay. Xin chân thành cám ơn.

4. Bí Tích Thêm sức 2013
Theo chương trình dự định, ngày 30.06.2013 Giáo đoàn chúng ta sẽ mời Đức Cha về ban Bí tích Thêm Sức cho các Bạn Trẻ tuổi từ 14 trở lên.
Để kịp chuẩn bị phần Giáo lý, Bạn Trẻ nào muốn cùng tham dự lãnh nhận Bí Tích này, xin vui lòng ghi tên nơi Cha Linh hướng.
Cha Linh hướng sẽ sắp xếp đi dậy Giáo lý ở các nơi. Giáo đoàn rất vui mừng và xin mời các Bạn Trẻ cùng tham gia sinh hoạt đạo đức.

5. Hành hương kỷ niệm 155 năm Đức Mẹ Lộ Đức và năm Đức tin 2013
Giáo đoàn chúng ta cũng dự định hành hương kính viếng Đức Mẹ Lộ Đức từ ngày 25.07. đến 02.08. 2013 đi bằng xe buýt, gía trọn gói 545, €. Ghi tên tham dự xin liên lạc với cha linh hướng.

6. Trại hè 2013
Theo dự định, Giáo đoàn chúng ta sẽ tổ chức trại hè cho các em thiếu nhi thanh thiếu niên bạn trẻ từ ngày 03.- 09. Tháng Tám 2013. Mùa nghỉ Hè học sinh bắt đầu từ ngày 22.07. đến 03.09.2013. Trại phí 60,00 Euro mỗi người.
Xin liên lạc biết thêm chi tiết và ghi tên tham dự nơi :
Cô Hoa: Tel: 0211/ 6509179 kimhoanguyen@gmx.de
Anh Hồ Đình Thuận : hodinhthuan@arcor.de Tel. 02151/ 4535566
Anh Buì Khái Hưng : khai.hung.bui@gmail.com Tel : 0211/ 767641.

Lời thầm

Mùa chay của người công giao hằng năm bắt đầu vào ngày thứ tư lễ Tro. Trong ngày này linh mục xức tro lên trán vẽ hình thánh gía và đọc lời kinh thánh: „ Con hãy nhớ mình là tro bụi và sẽ trở về tro bụi.“ Tại sao lại xức tro và vẽ hình thánh gía? Ngày xưa khi ai làm việc gì không chính đáng, họ thường xức tro lên đầu để tỏ dấu chỉ ăn năn hối lỗi quyết tâm làm điều lành, tránh sự xấu. Tro là dấu chỉ lòng ăn năn thống hối. Mỗi khi trông thấy tro bụi chúng ta liên tưởng ngay đến những gì đã qua. Như một cánh đồng, một căn nhà, một khu phố sau cơn hỏa hoạn chỉ còn lại đống tro tàn. Tro là dấu chỉ của sự chết. Ngày xưa, khi chưa có bột giặt, xà phòng, ở thôn quê người ta thường dùng nước lọc từ tro để tẩy giặt quần áo. Tro là dấu chỉ sự tẩy rửa. Sau mùa cày cấy thu hoạch hoa qủa mùa màng người ta thường đốt những rơm rạ cỏ cây ngoài đồng, không chỉ nguyên cho ruộng đồng gọn gàng sạch sẽ, nhưng còn để lấy chất phân bón từ tro cho đất đai ruộng đồng. Chỗ ruộng đồng nào có phèn chua lúa mạ không phát triển được, người ta thường đem tro đến rải cho hạ chất chua phèn. Sau vài năm rải tro, đất sẽ thuần thục phì nhiêu trở lại. Tro là chất làm cho đất ruộng mầu mỡ trở lại. Tro mang lại sự sống mới. Hình thánh gía bằng tro xức trên trán nhắc ta: nhờ và qua Chúa Giêsu đời sống của chúng ta vẫn còn tiếp tục sau khi chết. Vì Chúa Giêsu qua thập gía đã mang lại sự sống cho linh hồn con người. Tro xức trên trán hay trên đỉnh đầu cũng nhắc cho ta luôn phải tỉnh thức. Vì con người yếu đuối hay sao lãng sống theo ý muốn riêng tư nghiêng theo điều xấu hơn theo điều lành ngay chính.

Lm.Đaminh Nguyễn ngọc Long

Cha linh hướng Dom. Nguyễn Ngọc Long
Rochusmarkt 05, 40479 Düsseldorf.
Tel. 0211 - 45 24 45 Số di động: 0178-9353035
Email: rev.longnguyen@me.com, web: www.songductin.de

 

Giáo Đoàn liên giáo phận Köln - Aachen