Lm. Giuse Vũ Xuân Huyên +
Thư Mục Vụ
Trang chủ
Gia đình sống đạo
Kinh Thánh (Bài Đọc)
Lịch trình thánh lễ
Thư mục vụ
Thiên cung thánh triệu
Thông tin
Cộng đoàn dân Chúa
Hình ảnh sinh hoạt
Khu vườn văn hoá
Đối thoại thiêng liêng
Bạn trẻ hôm nay
Liên lạc
Nối kết

150. Niềm vui từ Chúa thì trường kỳ. Niềm vui tự mình thì bền bỉ. Niềm vui từ người thường mau qua.

149. Ðời sống hôn nhân là một bài hát có hai bè mà Thượng Ðế đã phổ cung bậc vào tâm hồn cũng như khả năng của cà hai phái. Chồng sẽ lo hát bè trầm, vợ sẽ lo hát bè bắc. Nếu biết hát vững, hát say mê bè mình, cả hai sẽ hát thành một khúc ca diệu vợi. Bỏ bè mình để hát sang bè khác vì hát dở, hay vì nghĩ rằng bè mình không hay bằng bè kia, không những làm giảm gía trị của bản nhạc, bôi nhọ tài năng sáng tác của Thượng Ðế mà còn có thể gây nguy hại cho ch1inh mình là cả hai sẽ cùng hát vỡ.

148. Yêu nhau lúc đầu thì dễ, nhưng yêu nhau dài lâu thì khó.

147. Yêu là tìm thấy hình ảnh mình nơi người khác và cố gắng thu thập hình ảnh đó vào cuốn “ album” của đời mình.

146. Thiên Chúa thuở ban đầu tác tạo con ngưòi với hai trái tim. Nhưng dể sống, hai trái tim là dư nên Ngài đã lấy đi một trái. Nhưng để yêu, một trái lại thiếu, nên trong hôn nhân Nhgài trả lại cho con người trái tim thứ hai.

Vì vậy trong hôn nhân nếu vẫn chỉ có một trái tim để yêu mình mà thôi thì thiếu, hai trái tim để yêu thì đủ, ba trái tim dể yêu thầm tam nhân là dư.

145. Khoái lạc tình dục là chút phần thưởng Thượng Ðế dành cho đời sống hôn nhân để đền bù trách nhiệm cao cả và nặng nề là cộng tác vào sự sáng tạo của Ngài. Chỉ khai thác phần thưởng mà trốn tránh trách nhiệm là phá hoại. Núi bị khai thác còn bị vỡ lở. Vây lấy gì bảo đảm cho sự khai thác phần thưởng khỏi bị băng hoại ý nghĩa và niềm vui?

144. Tôi chỉ tin thờ Thiên Chúa. Qủa thực, nếu Chúa Kitô không phải là Thiên Chúa như người ta muốn chối Ngài, thì tôi cũng chẳng muốn tin thờ Ngài. Nhưng tôi còn tin Ngài, vì ngoài Ngài ra, chưa ai dám tự xung mình là Thiên Chúa. nếu không phải là mạc khải, thì ai dám to gan như thế?

143. Mấy ai có dịp kiểm chứng tận mắt những chứng liệu để thành lập các gỉa thuyết về nguồn gốc vũ trụ và về con người do khoa học cung cấp ngoài các khoa học gia? Chúng ta chỉ đọc, chỉ nghe rồi tin theo. Và từ niềm tin đó, một số trong chúng ta đâm ra nghi ngờ rồi dần dần phủ nhận những giáo huấn của tôn giáo về vấn đề đó, như là hai thứ kiến thức không thể dung hòa để tìm về Thượng Ðế. tại sao lại dễ dàng từ bỏ niềm tin này để chấp nhận niềm tin khác như vậy. Niềm tin của họ vào khoa học không phải là niềm tin vào sách vở hay sao? Nếu họ là người khó tin, thì cứ để kiểm chứng đã chứ. Lấy gì bảo đảm rằng các khoa học gia không bao giờ lừa dối chúng ta?

142. Bao lâu một người con gái còn chút hy vọng làm rung rinh nổi nhịp tim của một người con trai, bấy lâu họ còn cảm thấy chút đời đáng sống.

Bao lâu một người đàn bà còn chút hy vọng làm biến đổi đưọoc hiện tại cùng khốn của một đứa con, bấy lâu họ còn cảm thấy đời họ đáng sống.

Nữ giới cảm thấy đời đáng sống, khi còn là hạnh phúc của chồng con.

141. Sinh con ra, không phải chỉ ban sự sống tự nhiên trên cõi đời cho đứa trẻ, nhưng còn ban cơ hội cho nó được lãnh nhận sự sống siêu nhiên bất tử đời sau. Ai hiểu được điều đó thì qúy trọng sự truyền sinh.

140. Trọn cuộc sống trăm năm chỉ là những cố gắng lột xác liên tục để tiến từ tình trạng con sâu thành hình hài con bướm mà thôi.

139. Tuổi thơ bị ức hiếp, khi sáng kiến và mơ mộng bị thế giới của người lớn bóp chệt bằng cách mớm sẵn hết cho ăn. Lúc còn thơ, các khả năng đó èo uột thì khi lớn sẽ ốm o.

138. Sự khác biệt căn bản giữa thành niên và vị thành niên không ở chỗ tuổi tác nhưng ở chỗ: khi còn là vị thành niên người ta chỉ biết nghĩ đi, nhưng khi đã thành niên rồi người ta còn boết nghĩ lại nữa.

137. NGười trưởng thành là người có khả năng làm thầy cho chính mình. Bao lâu họ chưa đủ tài đức để làm thầy cho chính mình thì bấy lâu họ vẫn còn là vị thành niên.

136. Ðau khổ lớn lao nhất của một đời làm cha mẹ là thấy con cái không nên người như mẫu ngưòi mình mong ước.

135. Tự do có hai khía cạnh: tích cực và tiêu cực. Tích cực là làm theo điều mình muốn làm. Tiêu cực là biết từ chối điều mình thích làm. Tự do tích cực là khía cạnh tự nhiên của mọi loài cùng có bản năng. Tự do tiêu cực là khía cạnh ngoại nhiên của riêng loài người có lý trí. Vì tự nhiên nên không cần rèn luyện cũng có. Vì ngoại nhiên, nên phải rèn luyện mới có. Tự do của loài người hơn hẳn tự do của loài vật vì thêm khía cạnh tiêu cực này.

134. Loài người ai cũng muốn đưọoc yêu. Xin loan báo tin vui: “ Thiên Chúa yêu thương họ”. Loài người ai cũng tất mau quên. Xin nhắc lại từng phút: “ Thiên Chúa yêu thương họ.”. Loài người ai cũng muốn có người yêu. Xin giới thiệu người yêu: “ Thiên Chúa. Ngài không thích yêu một chiều. Loài người ai cũng dễ mau chán. Xin chào mời thêm của lạ: Thiên Chúa trong mọi người.

133. Bác ái nghĩa là: phải yêu tha nhân như Chúa yêu ta. Chúa tác sinh ta. Chúa cứu chuộc ta. Chúa chết vì ta. Chúa dưỡng ta phần xác, nuôi ta phần hồn. Chúa quan phòng đời sống ta. Ta lệ thuộc hoàn toàn vào Chúa.
Còn ta, ta đã làm được gì cho tha nhân? Tình bác ái cao cả và vĩ đại hơn cả khả năng yêu thương của con tim ta, nên suốt đời ta chĩ tập yêu mà chẳng bao giờ đạt tới đỉnh của thứ tình yêu này.

132. Bác ái Kitô giáo truyền dạy khi phục vụ người khác là phục vụ Thiên Chúa: một bổn phận tuyệt đối nặng nề đối vói con ngưòi, và khi yêu người khác là yêu chính Thiên Chúa: một quyền lợi tuyệt đối cao cả dành cho con người. Cả hai vừa hạ thấp nhân vị một cách tuyệt đối: con người là tôi tớ của nhau, vừa nâng cao nhân vị một cách tuyệt đối: con người như Thiên Chúa của nhau!
Làm tròn bổn phận nặng nề và hưởng hết quyền lợi cao cả tuyệt đối ấy là con người đang biến đổi thế giới lang sói thành thế giới chiên hiền, là biến đổi mặt đất thành thiên giới, là biến đổi hỏa ngục thành thiên đường.

131. Muốn thiết lập một thiên đường nơi trần gian, rất dễ! Loài người chẳng cần phải làm cách mạng, chỉ cần cùng nhau thực hiện một điều ước duy nhất của Thượng Ðế: “ Hãy yêu thương nhau như chính Ngài đã yêu thương họ.”

130. Giới luật song hành: yêu Chúa và yêu người không thể tách rời, trái lại chúng phát triển theo tỷ lệ thuận. Càng yêu Chúa thì càng yêu tha nhân, vì Chúa đã tự đồng hóa với tha nhân.

129. Tình yêu của người mẹ như mạch suối từ trong lòng đất chảy ra, nên muôn đời sẽ không cạn.

128. Người mẹ là món qùa cao qúy nhất và cũng công bằng nhất mà Thượng Ðế ban cho mỗi người không trừ ai.

127. Nhân loại trở thành bất hạnh từ khi và ở những nơi mà người mẹ bắt đầu bất mãn rồi từ khước thiên chức của mình.

126. Lời thưa “ fiat” là chìa khó để hát kinh “ Magnificat”. Vì sẵn sàng “xin vâng” nên suốt đời Mẹ Maria, mỗi ngày đều là một kinh “ca ngợi”. “Fiat” với đau khổ, thì đau khổ sẽ vang lên muôn cung diệu huyền của một ab2i “mangificat”. Mỗi lần thưa” fiat” là mỗi lần bài ca “ magnificat” lại được xướng lên cách trang trọng cho riêng mình, nhưng chắc chắn nhiều người cũng sẽ nghe “lỏm” được.

125. Nhờ Mẹ Maria mà Thiên Chúa gần gũi với loài người, nên cũng nhờ Mẹ mà loài người gần gũi được với Thiên Chúa.

124. Mẹ Maria chỉ là vị dẫn đường. Mẹ dẫn tới cùng đích mà Mẹ không phải là cùng đích. Một thụ tạo không thể là cùng đích của một thụ tạo khác. Chúa mới là cùng đích. Ai tới Mẹ thì Mẹ dẫn tới Chúa. Sợ tôn kính Mẹ nhiều lãng quên Chúa là “ lo bò trắng răng”, vì ai yêu kẻ dẫn đường thì đã yêu cùng đích trước. Rất vắn tắt và giản dị.

123. Kinh Môi khôi là tiếng “Mẹ! Mẹ ơi!” liên hồi của một đứa con thơ, khi muốn tìm Mẹ. Có người Mẹ nào nghe con mình gọi dồn dập như thế mà lại không muốn đáp lời?

122. Thiên Chúa tự mạc khải như một người Cha. Ngài chọn Mẹ Maria như hình ảnh của một người Mẹ hiền, để tình cảm của con người đối với Thượng Ðế được hài hòa hơn.

121. Nếu kính mến Ðức Mẹ thì không thể sống lo âu, phiền muộn như một đứa con mồ côi

120. Ðức Mẹ là Mẹ Thiên Chúa không trong ý nghĩa một thụ tạo đã sinh ra một Tạo Hóa, nhưng là trong ý nghĩa một Thiên Chúa đã xuống làm người nhờ có Mẹ cộng tác.

119. Trong thư gửi giáo đoàn Epheso, Thánh Phaolo khuyên nhủ: Vợ hãy phục tùng chồng, chồng hãy thương yêu vợ (xx 5,21-33).

Khi vẫn yêu nhau “ trăm phần trăm”, phục tùng là thống trị. Khi yêu chỉ còn “ vài ba phân”, phục tùng là tôi mọi. Tình yêu làm nên ý nghĩa và biến đổi ý nghĩa. Khi hai người cưới nhau, số vốn tình yêu là cả “trăm phần trăm”, biết sinh lời, hôn nhân là địa đàng, để cho lỗ lã, hôn nhân là địa ngục.

118. Một gia đình hạnh phúc gồm có một vợ, một chồng và một đàn con là hình ảnh diễn tả hoàn hảo về một Chúa Ba Ngôi.

117. Ông chân ga, bà chân thắng.

116. Khi còn sống trong gia đình, người con cảm thấy gia đình qúa chật vật và nóng bức. Nhưng khi đã sống ngoài gia đình, người con lại cảm thấy thế giới bên ngoài qúa mênh mông và lạnh lùng.

115. Ðứa con là nỗi khổ của cha mẹ khi mới chào đời, là niềm vui khi còn thơ bé, là mối lo khi mới dậy thì, là mất mát khi đã trưởng thành.

114. Ðang ở trong một căn phòng sáng trưng, bỗng dưng bị cúp điện. Tất cả đều tối mù đến độ ta không thể nhận diện đưọoc những vật chung quanh ta, ngay cả nhận diện chính ta. Nhưng một lát sau, khi con mắt đã thích nghi được với môi trường tăm tối ấy, ta lại bắt đầu thấy lò mờ những vật chung quanh và có thể đi lại được.

Tâm hồn cũng có khả năng thích nghi đó. Những đau khổ dồn dập sẽ làm ta choáng váng không hiểu nổi, nhưng lần hồi với con mắt Ðức tin ta lại thấy dần dần những việc chung quanh, những liên đới, những ý nghĩa trong đau khổ. Lúc đó, ta lại có đủ can đảm tiếp tục con đường đang đi. Trong đau khổ, cứ im lặng và kiên nhẫn chịu đựng cho đến khi con mắt Ðức tin thấy lại lần hồi con đường trong bóng tối dây đặc và khủng khiếp đó.

113. ảnh để người ta nhận ra tình yêu nhiệm mầu của Thiên Chúa. Nhưng khi mất mẹ, vì qúa đau khổ và hoang mang, người ta có thể sinh nghi ngờ và phản bội lại tình yêu Thiên Chúa.

112. Sống vô thần là cố đuổi Chúa ra khỏi tâm hồn để sống cho yên thân. Nhưng dễ gì đã yên thân, vì Chúa đâu có bỏ đi vội vàng, khi người ta đuổi. Người ta muốn bỏ Chúa, chứ Chúa đâu có muốn bỏ người ta, nên Ngài vẫn còn ở lại.

111. Khi không nhìn ra ánh sáng hãy tự hỏi, tại trời tối hay tại lòng mình tối.

110. Lời xin lỗi như một đốm lửa. Ðốt lên sẽ soi sáng và sưởi ấm chính mình, trước khi soi sáng và sưởi ấm tấm lòng của người được xin lỗi.

109. Ngạc nhiên giúp ta tìm tòi khám phá. Không biết ngạc nhiên, thì dù vĩ đại như Thượng Ðế, ta cũng chẳng khám phá ra Ngài. Coi mọi sự là hiển nhiên làm cho cuộc đời hết thú vị.

108. Hạnh phúc rất đơn sơ, nhưng ta thường tìm nó ở những nơi cầu kỳ. Vì thế gặp được nó nhiều khi hóa thành chuyện tình cờ.

107. Nếu để sống với kỹ thuật, thì những văn minh kỹ thuật phải làm cho họ hạnh phúc.
- Nếu để sống với đồng loại, thì chính đồng loại mới làm cho họ được hạnh phúc.

106. Những gì do bàn tay cho đi đều có thể đo lường ; nhưng những gì do con tim ban phát có gì để đo lường được đây ?

105. Kỹ thuật làm cho đời sống thêm nhàn hạ, nhưng chưa hẳn đã làm cho con người thêm hạnh phúc. Nhiều người trở thành qúa cô đơn, không biết phải dùng thời giờ nhàn hạ còn lại để làm gì cho có ý nghĩa.

104. Ðức tin là hạt giống . Ðức cậy là nắng ấm. Ðức mến là nguồn nước. Thiếu nắng, thiếu nước, mầm không nẩy. Thiếu cậy, thiếu nước, niềm tin suông.

103. Ðức tin là hạt giống. Con người cùng lắm chỉ có thể gieo trồng, vun tưới cho hạt giống sinh mầm thành cây, kết trái. Họ không thể làm ra hạt giống. Chính Thiên Chúa mới làm ra và ban phát hạt giống đó cho con người.

102. Có lòng tin, thì dù một chuyện không đáng tin cũng trở thành dễ tin. Không lòng tin, thì dù một chuyện rất đáng tin cũng trở thành khó tin.
Có lòng cậy, thì dù một người không đáng cậy cũng trở thành đáng cậy. Không có lòng cậy, thì dù một người đáng cậy cũng trở thành không đáng cậy.
Có lòng mến, thì dù một nét không đáng mến cũng trở thành đáng mến. Không có lòng mến, thì dù một nét đáng mến cũng trở thành không đáng mến.
Hãy hỏi mình có lòng tin, lòng cậy, lòng mến chưa, trước khi hỏi chuyện Chúa có đáng tin, người Chúa có đáng cậy, nét Chúa có đáng mến hay không.

101. Lời Chúa là hạt giống. Hạt giống nằm trong kho, không nẩy nở đưọoc. Muốn nẩy nở, phải được gieo vào lòng đất. Ai có can đảm gieo, mới có hy vọng gặt.

100. Chúa Kitô đã chịu chết cho mọi người, nhưng thử hỏi đã có mấy người thực sự chết cho một mình Chúa?

99. Khi thấy các Tông đồ khác bỏ trốn, Thánh Gioan vẫn đứng lì dưới chân Thánh gía, vì nhìn lên còn thấy Chúa, nhìn ngang còn thấy Mẹ (Ga 19,25-27).

98. Thánh Phero muốn cắm lều trên núi Tabor, nhưng lại chạy trốn trên núi Sọ: ý loài người.
Chúa Giêsu trái lại không muốn cắm lều trên núi Tabor, nhưng lại muốn cắm lều trên núi Sọ: ý Thiên Chúa.

97. Nhờ cây Thánh gía sự chết đã biến thành sự sống, đau khổ đã biến thành vinh quang, nô lệ đã được giải phóng. Sự biến đổi này chỉ Thiên
Chúa mới làm được.

96. Trong lúc bị treo trên cây Thánh gía, người ta thách thức: Nếu Ðúc Kitô xuống khỏi cây Thánh gía, người ta sẽ tin. Phải chi Ngài xuống khỏi cây Thánh gía thì có lợi hơn nhiều, chúng ta nghĩ vậy. Nhưng ngài vẫn không xuống vì cái lợi của ta không giống cái lợi của Ngài.

95. Thánh giá của mình thường nặng hơn thánh gía của anh chị em. Vác giùm thánh gía cho anh chị em nặng nhọc hơn vác giùm thánh gía cho Chúa, khi coi Chúa và anh chị em nhẹ hơn chính mình.

94. Như hai môn đệ trên đường Emmaus: đồng hành thôi chưa đủ, còn phải đồng bàn thì mới nhận ra Chúa (Lc 24,13-35)

93. Như người nghệ sĩ yêu thương tác phẩm mình, Thượng Ðế cũng yêu thương mọi người, vì mỗi người đều là tác phẩm độc đáo do Ngài dựng nên.

92. Thượng Ðế là tình yêu. Ngài chỉ chết khi tình yêu cũng chết trên trần gian. Vì thế, bao lâu con người còn một chút khả năng rung cảm với tình yêu, thì đừng vội nói” Thiên Chúa đã chết rồi”.

91. Nếu Ðức Kitô dùng một cách khác, mà không dùng cách tử nạn để cưú chuộc nhân loại, chúng ta sẽ khó lòng chịu đựng nổi đau khổ ở đời này. Ta chịu đựng được đau khổ, vì thấy rằng Thiên Chúa còn đau khổ hơn ta. Ngài chọn đau khổ để nâng đỡ ta khi ta đau khổ.

90. Thiên Chúa nhân đạo tới nỗi mỗi ngày Ngài đều chấp nhận cho ta làm lại cuộc đời.

89. Thượng Ðế dựng nên con người rất cá biệt. Nhưng con người vẫn thích xếp loại lẫn nhau.

88. Tình thương của Thượng đế như mạt trời, lúc nào cũng chói chang. Ðịnh mệnh con người ành hưởng trên nhau lại xoay vần trái đất.Vì thế mới có ngày có đêm, có hạnh phúc có đau khổ. Vô phúc nhất là những người sống ở hai địa cực, nhưng họ vẫn còn sáu tháng ngày và sáu tháng đêm. Hạnh phúc và đau khổ bổ túc cho nhau, tạo nên ý nghĩa cuộc đời.

87. Tuổi thanh xuân là một dấu gạch nối rất nhỏ nối liền hai chữ tuổi thơ và tuổi gìa, nên những người cẩu thả sẽ bỏ qua mà không viết lên trang giấy của đời mình.

86. Loài người có thể giới hạn mọi thứ tự do của đồng loại mình, nhưng không thể “đắp đập” trong tư tưởng của họ., vì nó là dòng thác cả “ bắt nguồn” từ đỉnh cao Thượng Ðế.

85. Thượng Ðế tạo dựng mỗi người một bộ mặt, không ai giống ai, không ai phải để cho cảnh sát dễ làm việc, nhưng là để cho Thượng Ðế dễ nhận diện từng người mà yêu thương không lẫn lộn. Ngoài ra, còn để chứng minh mỗi người là một tác phẩm bản chính, riêng lẻ và độc đáo do bàn tay Ngài tác tạo, không phải là hậu qủa ngẫu nhiên và hàng loạt của máy móc vô hồn.

84. Càng văn minh con người càng trở nên lạnh nhạt. Trong xưởng thợ người ta lệ thuộc máy móc hoặc máy móc qúa ồn ào, không thể nói chuyện với nhau. Về đến nhá, đầu óc mệt nhoài, người ta có bao nhiêu phương tuiện giải trí và thấy cần ( hoặc không còn!) gì để nói với nhau. Mỗi người là một thế giới riêng tư. Kỹ thuật đã cướp hết những lời nói yêu thương khiến người ta luôn cảm thấy cô đơn trống vắng, vì con người vốn là “ một con vật có xã hội tính”.

83. Thiên Chúa đã tạo dựng muôn loài, nhưng mỗi loài lại có nhiều loại. Chim thì có chim sẻ, chim sáo, chim câu, chim đại bàng… Sự đa dạng này là những mầu sắc khác nhau của một bức tranh toàn thể.

Con người khi sưu tầm cũng tìm nhiều thứ khác nhau càng tốt, càng vui, càng thú. Người ta cũng thích ngắm nhìn một vườn hoa nhiều loại, thích nuôi chó nhiều giống… Nhưng lại khó chấp nhận người khác chủng tộc, khác mầu da với mình.

Tạo sao? Phải chăng việc sáng tạo loài người với nhiều dòng giống khác nhau, với nhiều mầu da khác nhau là một lầm lỗi của Thượng Ðế giữa những tạo dựng khác loại trong muôn vật ?

Nếu Thượng Ðế không lầm lỗi thì con người đã lầm lỗi, khi kỳ thị hoặc cư xử khác biệt với những người khác dòng giống, khác mầu da với mình. Sự đối xử như vậy ngược hẳn với bản tính mà Thiên Chúa, Ðấng tạo dựng muôn loài đã đặt trong lòng họ.

82. Muốn có cây tràm hay cây thông thật thẳng, người ta phải trồng rất dầy. Chúng đua nhau mà mọc, nên cây thẳng tuốt và vươn cao. Nếu trồng rời rạc, vừa tốn đất, cây vừa không thẳng vì chỉ lo phát triển cành lá.

Con người cũng vậy. Nếu đoàn kết, dựa vào nhau mà sống, sẽ vươn cao.

Thế giới sẽ đi về đâu, khi con người ngày nay suy tôn cá nhân, suy tôn tụ do cá nhân, cỗ võ lối sống cá nhân và coi đó là nếp sống “ văn minh”?

81. Cũng một người, nhưng khi còn trẻ thì mong thời gian tới; khi đã gìa lại sợ thời gian qua. Thượng Ðế cũng chẳng chiều lòng nổi một người.

80. Ðời ta là một cuốn sách mà Chúa đọc được cả những bản thảo trước khi đem in.

79. Vì sợ người ta hơn ta, nên ta công kích cả những người sống thánh thiện hơn ta. Thánh sống sống cũng chẳng yên thân, vì sự thánh thiện làm gai mắt kẻ phàm trần.

78. Nước chảy chỗ trũng, người ưa chỗ nhàn.

77. Ðời người có qúa nhiều lỗi lầm là một bằng chứng: Chân lý tuyệt đối chỉ ở ngoài thế gian.

76. Nhận ra khuyết điểm của chính mình cũng khó như đang đứng giữa trung tâm điểm của vòng tròn, nhìn về phía nào cũng thấy đều đặn và hoàn hảo.

75. Con gà ăn lúa cho trứng. Con heo ăn cám cho thịt. Con bò ăn cỏ cho sữa. Con người nhận ơn nhưng có thể trả oán, vì họ có tự do.

74. Dù là ánh sáng mặt trời cũng không thể xuyên qua mây mù. Dù là gương sáng cũng không thể chiếu sáng giữa lòng đời tăm tối.

73. Cánh diều lên nhanh thì cũng xuống lẹ.

72. Lời cầu nguyện tron g cơn thử thách là ánh đèn pha trong đêm tối tăm.

71. Trọn đời là một bài toán đố. Bài toán đó chỉ giải đưọoc bằng công thức Thượng Ðế mà đáp số lại được đóng khung vỏn vẹn trong cái chết lặng câm. Vì thế, kẻ đã chết không tiết lộ được gì cho những người còn sống.

70. Ăn năn trở lại là từ bỏ con đường đang đi để trở lại con đường phải đi. Từ bỏ mà không mất mát? Mất mát cuộc sống quen sống, mất mát chính mình khi công nhận mình đi lạc đường…Mất mát nào mà không đau khổ? Nhưng, có mất cũ mới đưọc mới. Có chết mới được sống. Khi không thể cùng lúc có cả hai, bắt buộc phải chọn một. Hãy chọn cái hơn, đừng chọn cái kém. Hãy chọn cái tốt, đừng chọn cái xấu. Hãy chọn sự sống, đừng chọn sự chết. Dù mất tất cả mà được sự sống là còn lãi to. Ăn năn trở lại là mất cũ được mới, là mất xấu được tốt, là mất kém được hơn, là mất sự chết được sự sống. mất mát để được thêm, đau khổ để hạnh phúc.

69. Tin mừng của Chúa không giải phóng ta khỏi Thánh gía, nhưng giúp ta can đảm và an vui vác Thánh gía đến cùng.

68. Ðể cho người đóng đinh mình vào thập gía là khổ nhục. Tự đóng đinh mình vào thập gía lại là vinh quang.

67. Chúa Giêsu dùng Thánh gía để cứu chuộc ta. Cho nên, ta cũng không thể được cứu chuộc ngoài cây Thánh gía.

66. Thánh gía Chúa cứu độ ta. Thánh gía ta thánh hóa ta. Ðừng tìm thánh gía ở xa, nhưng hãy vui vẻ vác thánh gía ta đang vác. Như thế cũng đủ để thánh hóa ta và cưu độ ta.

65. Cả đời sẽ là mùa Xuân, nếu mỗi ngày có ít nhất một cánh hoa nở rộ trong cõi lòng ta.

64. Con người chỉ thực sự hạnh phúc khi sống trên quê hương mình. Trên đời này ta khônh hoàn toàn hạnh phúc, vì ta còn tha hương. Quê hương đích thực của ta ở trên trời, không phải ở dưới đất.

63. Hãy yên tâm mà vui sống, vì định mệnh của ta không đưọoc gắn liền với một vì sao không tim óc, mà được gắn liền với một Thiên Chúa có tim óc, đầy quyền năng và nhân từ.

62. Con người không được cộng tác với Chúa trong việc tạo dựng trời cũ, đất cũ. Nhưng được cộng tác với Ngài trong việc xây dựng trời mới, đất mới.

61. Cứ cầu xin trời mưa, nhưng đừng quên tát nước

60. Sự hiểu biết của các khoa học gia về vũ trụ bao la của Thượng đế vẫn chỉ là sự hiểu biết của một bác nông phu gìa, quê mùa và dốt nát, khi nhìn vào hàn thử biểu vào một ngày Hè 32 độ, mà quả quyết rằng mặt grời cũng chỉ nóng có bàng thế thôi. Tin lời bác thì làm sao hiểu được mặt trời.

59. Nhờ có bóng tối mà ánh sáng mới thêm gia trị.

58. Nếu đã là sản phẩm con người, thì đừng mong chi có gì tuyệt đối

57. Chế độ nô lệ tái sinh khi con người không còn điều khiển nổi máy móc, nhưng bị máy móc điều khiển lại. Lần này chế độ nô lệ sẽ „vô nhân tâm“ hơn lần trước, vì ông chủ“ không
có lương tâm.

56. Thiên Chúa không phải là thứ siêu vi trùng dưới kính hiển vi. nếu chưa yêu Ngài đủ, tốt hơn đừng mở miệng nói về Ngài.

55. Hãy tập tự thắng mình, trước khi nuôi tham vọng thắng đưọoc lòng thiên hạ.

54. Sống là một nghệ thuật học mãi mà không ra trường.

53. Hãy đại lượng với đời hơn đại lượng với ta. Sự thua thiệt sẽ sinh lời, khi đời không còn ta nữa.

52. Có lúc trẻ phải có lúc gìa. Ðó là tiến trình bình thường, không đáng ngại. Chỉ ngại thứ cụ non „chưa trẻ đã gìa“ hoặc thứ cụ non „gìa không nên nết“.

51. Mỗi người là một con thuyền trên một dòng sông riêng rẽ. Xuôi dòng thì mau về bến. Ngược dòng, tốn hơi sức mà lại lâu. Nhìn xem con nước đang xuôi hay đang ngược của từng người. Nghe người dèm pha, có thể sai, vì họ không cùng một dòng sông, mà đang ở một dòng sông khác.

50. Có việc làm ngay, để lâu mất hứng.

49. Lắng nghe người khác cũng là một cách làm giầu cho chính mình, vì thế nào chẳng „nghe lọt“ đưọoc điều hay.

48. Ngày nào có được một niềm hy vọng dù nho nhỏ để vui sống, ngày đó không phải là một ngày như mọi ngày.

47. Khi bị đời ghét bỏ, cũng có thể vì mình đáng ghét bỏ thật. Hãy can đảm hít một hơi dài, rồi lặn xuống tận đáy hồ của lòng mình, để cố tìm ra cái vật đáng ghét đang chìm sâu dưới đó, bên dưới mặt hồ phẳng lặng đã bị che phủ bởi một lớp sương mùa chủ quan đáng yêu.

46. Xe cộ còn cần kiếng chiếu hậu, huống chi là loài người. Lấy gì bảo đảm cho hiện tại, khi hoạch định tương lai mà không cần xét lại thời qua khứ?

45. Hãy học mơ mộng giữa cảnh đời chai đá. Và hãy học chai đá giữa cảnh đời mơ
mộng.

44. Những trang sức bên ngoài thường đắt gía, nhưng không làm cho chúng ta nên đẹp. Những trang sức bên trong chẳng tốn kém gì, chúng ta lại chẳng đem ra đeo. Chính chúng mới làm cho chúng ta nên đẹp.

43. Vẻ đẹp đích thưc không do bên ngoài, nhưng phát xuất từ bên trong vui vẻ, niềm nở, hồn nhiên, thương người, hiếu khách, chân thành…

42. Cuộc đời không chỉ toàn hạnh phúc, không chỉ toàn đau khổ. Cuộc đời không chỉ toàn tiếng cười, không chỉ toàn tiếng khóc. Người cười suốt đời là ngưòi khùng, người khóc suốt đời là người bệnh.

41. Cuộc đời chắp nối bằng những mảnh vụn buồn, vui sướng khổ… Hãy cẩn thận chắt chiu từng mảnh một. Mỗi mảnh có gía trị riêng của nó. Mỗi mảnh có mầu sắc riêng của nó. Hãy gom lại và xếp th2nh tấm kiếng mầu vĩ đại và hài hòa tuyệt diệu.

40. Cuộc đời vĩ đại là cuộc đời không vất bỏ một mảnh vụn nhò nào. Nhưng khéo tay xếp đặt cách tuyệt vời dưới cn mắt nghệ thuật của Ðức Tin và ghép chúng lại bằng chất keo Thiên Chúa.

39. Trong vườn hoa Giáo hội, sứ mệnh người giáo dân là lo vun trồng và tưới những hạt, những cây mà hàng giáo sỹ đã gieo, đã trồng. Gieo trồng là cần thiết, nhưng vun xới còn cần thiết hơn.

38. Mọi tín hữu đều được Chúa kêu mời làm chứng nhân cho Ngài bằng một trong hai cách: nếu không tử đạo thì là sống đạo.

37. Sống là để cho Chúa nhập thể trong con người của mình.

36. Thiên Chúa là nam châm. Muốn quy hướng về Ngài, hồn ta phải là sắt thép, không thể là thứ gì khác hơn.

35. Nếu ngôi Lời không mặc lấy xác phàm, thì cho đến nay Thiên Chúa vẫn còn là người Cha câm và ta vẫn còn là người con điếc của Ngài.

34. Ngôi Hai Thiên Chúa xuống thế làm người, Ngài nên giống họ hoàn toàn ngoại trừ tội lỗi (xx 2 Cr5,21;Dt2,17:1Pr2,22). Giống họ qúa đến nỗi nhiều người thời đó không nhận ra Ngài là Thiên Chúa và nhiều người thời nay cũng không thể tin Ngài là Thiên Chúa. Lỗi tại ai: Thiên Chúa vì yêu thương hay nhân loại vì khinh thường?

33. Ngày xưa, Chúa xuống thế làm người cho nhiều người khó tin. Ngày nay, Chúa dùng con người cai quản Giáo Hội Ngài cũng làm cho nhiều người khó tin.

32. Tôi khó có thể hiểu được một Thiên Chúa đã xuống trần gian rồi lại bỏ về trời, mà không dùng quyền năng Ngài để tìm cách ở lại trần gian với loài người cho đến ngày tận thế trong Bí Tích Thánh Thể. Tôi tin chắc như thế, vì tôi biết Ngài là một Thiên Chúa yêu đời.

31. Màu nhiệm nhập thể hạ thấp Thiên Chúa xuống, nhưng lại nâng loài người lên cao. Chỉ có tình yêu vô biên mới làm được như thế.

30. Khi tự hạ, ta mới thấy mình „cao cả“ hơn lúc tự cao.

29. Khả năng cao cả nhất của người đàn ông là khả năng sáng tạo. Khả năng cao cả nhất của đàn bà là khả năng yêu thương.

28. Trong mỗi người đều có một chàng quân tử và một gã tiểu nhân. Nhưng không vì gã tiểu nhân mà buông thả cuộc đời, cũng không vì chàng quân tử mà bức bách cuộc đời. Như một quyết định dân chủ phải có sự biểu quyết của hai đảng đối lập, một quyết định cá nhân hợp tình, hợp lý phải có sự chấp thuận và hướng dẫn của chàng quân tử, nhưng cũng tùy thuộc khả năng và giới hạn của gã tiểu nhân.

27. „Biết“ chân lý mới là biết một nửa. Nửa kia ta „biết“ thêm được nhờ thực hành điều „biết“ đó.

26. Hãy cho người đói ăn no và hãy cho người no một ý nghĩa sống.

25. Khi hành trình trên con đường trắc trở, ta thường chống gậy để trợ lực. Nếu nhỏ và yếu, gậy sẽ gẫy. Nếu to và nặng, gậy sẽ vướng. Lúc đó gậy không giúp mà còn là gánh nặng, nên phải chọn một cây gậy cho vừa. Tiền bạc là cây gậy. Thiếu thốn sẽ khổ sở. Dư thừa sẽ vướng víu tâm linh.

24. Trên những ngọn núi cao, dù trời có mưa bao nhiêu rồi cũng trôi đi mất bấy nhiêu, không giữ lại được gì. Trái lại, một dòng suối nhỏ trong thung lũng lại có nuớc chảy triền miên, vì hứng được nước liên tục từ trên cao ngấm xuống. Người kiêu ngạo như ngọn núi cao, khó học thêm được những điều hay của kẻ khác. Trái lại, người khiêm tốn như dòng suối nhỏ trong thung lũng, luôn học được những điều hay từ muôn người khác. Cho nên, muốn học điều hay phải là người khiêm nhượng.

23. Nụ cười là tia lửa bắt cháy cả cánh đồngtình cảm đã khô chồi từ lâu.

22. Một lá thư, khi ghi đúng địa chỉ, dù xa ngàn vạn dặm vẫn tói nơi. Nhưng khi sai địa chỉ, dù trong cùng một tỉnh, cũng khó tới nơi. Mình phi lý hay người đưa thư phi lý? Ðừng bừa bãi, một chuyện nhỏ còn như vậy, huống chi là chuyện lớn

21. Trong lòng mỗi ciếc lá vàng ta đều có thể đọc được sức sống mơn mởn của nó trong mùa Xuân dĩ vãng, và cả màu xanh ngát của nó trong mùa Hè vừa mới đi qua.

20. Núi đá cứng không đáng sợ, vì tự nó không vùi lấp ta được. Ðáng sợ là mưa gió mềm, vì tự nó vùi lấp ta được, mà còn lay chuyển cả đá cứng để vùi lấp ta đi.

19. Ðường không dài đối với những bánh xe đã có mục tiêu.

18. Cây mọc chen vào đá. Khó khăn. Nhưng rễ càng đâm sâu cây càng vững. Giông tố không làm gì được.

17. Người trưởng thành trong đau khổ. Xót xa. Nhưng càng thản nhiên chấp nhận, càng kiên cường. Gió đời không thể vùi dập nổi.

16. Cơ may cuộc đời vẫn đến đều như những chuyến xe buýt vào trạm. Mỗi xe đều mang số ấn định tuyến đường. Người nhìn đúng số và lên đúng xe sẽ tới được bến mong chờ. Người nhìn lầm số lên lầm xe sẽ tới nơi chẳng muốn tới. Người rụt rè không dám bước lên xe sẽ bị đời bỏ lại, đứng đón hoài nơi bến vắng tới ciều hôm.

15. Người hạnh phúc là người không tiếc nuối những gì đã mất, không lệ thuộc những gì đang có và không mơ ước những gì chưa có.

14. Cuộc đời là một ván cờ. Dám chơi chấp, bạn là người cao tay. Có thua, cũng danh dự.

13. Ðời là một cuộc chơi không có quyền xóa bàn làm lại.

12. Ðời là một bông hồng có gai. Nếu yêu hồng thì đừng sợ gai. Nếu sợ gai thì đừng ghét hồng.

11. Hãy sống với niềm vui mùa Xuân, với hy vọng mùa Hè, với nghị lực mùa Thu, để tâm hồn thanh thản bước vào mùa Ðông. Hãy sống với kỷ niệm dĩ vãng, với bổn phận hiện tại và với mơ ước tương lai để thấy tâm hồn luôn dồi dào và tươi trẻ mãi.

10. Tương lai sắp tới hệ tại nh ững lo toan hiện tại. Hiện tại luôn dâng hiến những cơ hội để bắt đầu. Hãy hạnh phúc vì còn hiện tại để vun xới tương lai.

9. Hy vọng rất đẹp, vì hy vọng là thời ươm nụ của môt bông hoa sắp nở.

8. Hy vọng là mầm phát sinh sức sống mới. Sống không hy vọng là sống căng thẳng và nhàm chán như một tuần làm việc mà không có niềm vui mong đợi một ngày cuối tuần được nghỉ ngơi.

7. Niềm hy vọng là hạt giống tốt, chưa phải là cây. Hạt giống thường nhỏ. Hãy chọn hy vọng nhỏ mà gieo. Lớn qúa là cao vọng: khó mọc, hay ảo vọng: thối mầm

6. Niềm hy vọng là cây hoa non. Bao giờ cây trổ bông thì chưa biết. Nhưng nhiệm vụ mỗi ngày là phải tưới nước cho cây.

5. Chim hót từ hừng sáng, dù chưa biết việc gì trong ngày sẽ xảy ra.

4. Ðời tôi là một bài luận mà tôi để cho Chúa làm đoạn kết.

3. Mầu sắc thiên nhiên là tà áo lộng lẫy thường ngày của Thượng Ðế.

2. Thiên nhiên là ông thầy câm điếc của ta.

1. Thiên nhiên là một cuốn phim câm của Thượng Ðế. Xem hình là đủ hiểu. Kẻ không hiểu là vì xem mà không thấy.