QUAN NIỆM VỀ NGỪƠI QUÂN TỬ
TRONG NHO GIÁO KHỔNG, MẠNH

Sau thời gian lập quốc nước ta (Việt Tộc) bị Bắc phương ( người Tầu ) đô hộ trên một ngàn næm, qua bốn thời kỳ. Việt tộc bị quằn quại dưới ách đô hộ cuả Trung Hoa 1146 năm từ năm 207 trước công lịch đến năm 939 sau công lịch.
Bởi vậy nền giáo dục của Việt tộc phải chịu ảnh hưởng của Trung Hoa phần lớn là về nho giáo Khổng, Mạnh...
Đạo Khổng (Khổng Tử) giáo dục con người phải : Trung hiếu, lễ nghĩa, theo luân thường đạo lý (nhân quả)...Phải thuận Thiên thời, thuận thủy thổ (trời, đất, nước)... "
Thiên thời, Địa lợi, Nhân hòa ".

Thánh hiền đã dậy từ lâu
Gieo nhân gặt qủa là câu luân thường
Luân thường đạo lý làm gương
Dậy trong sách thánh con đường ta đi...

Khổng giáo còn dậy con người phải: Chính tâm, Tu thân, Tề gia, trị quốc, Bình thiên hạ...
Tóm lại Nho giáo tha thiết muốn mọi người cố gắng: Trau dồi tâm thân, đem trật tự vào tâm thân mình, vào gia đình, quốc gia vào toàn thế giới. Nên đã ra công cổ súy trong những kinh điển, væn chương:
* Ngũ luân * Thập nghĩa * Tam tòng * Tứ đức * Tam cang (Cương) * Ngũ thường ...

@ Ngũ luân :
1- Phụ tử hữu thân (Mẹ con có tình nghĩa)
2- Quân thần hữu nghiã (Vua tôi có nghĩa)
3- Phu phụ hữu biệt (Vợ chồng có phân biệt)
4- Trưởng ấu hữu tự (Lớn nhỏ có thứ tự)
5- Bằng hữu, hữu tín (bạn bè có thành tín). Næm nhóm trên nhưng có mười thành phần,trong đó ai nấy đều có bổn phận thích ứng với địa vị của mình.

@ Thập nghĩa :
* Quân nhân, thần trung (Vua hiền, tôi trung)
* Phụ từ, tử hiếu (Cha hiền, con hiếu thảo)
* Phu nghĩa, phụ chính (Chồng có nghĩa, vợ vâng phục)
* Huynh lương, đệ đễ (Anh hiền lương, các em thương kính).
* Trưởng Huệ, Ấu thuận (Kẻ lớn rộng lượng, ban ân huệ, kẻ nhỏ vâng phục theo). Mười thành phần kể trên luôn sống tương phản với nhau nên những kẻ bề trên, các bậc (phụ huynh),cha mẹ, anh chị...Luôn phải æn ở theo đạo nghĩa để làm gương cho kẻ dưới kính phục, noi theo."Thượng bất chánh, hạ tác loạn".

" Làm người phải biết cương, thường
Xem trong Ngũ đẳng quân vương ở đầu
Thờ cha kính mẹ trước sau
Anh em hòa thuận mới hầu làm nên
Vợ chồng đạo nghĩa cho bền
Bạn bè cho thực, dưới trên kính nhường".

@ TAM TÒNG, TỨ ĐỨC : Là khuân mẫu của Nho giáo, để giáo dục riêng cho người đàn bà, con gái trong suốt cuộc sống khi tại gia cũng như lúc xuất giá đi lấy chồng và cả khi chồng chết.

* TAM TÒNG
1- Tại gia tòng phụ (khi còn ở nhà với cha mẹ, phải vâng lời dậy bảo và phụng dưỡng cha (me, anh em...).
2- Xuất gia tòng phu (khi lấy chồng phải theo chồng, vâng phục chồng và coi gia đình chồng cũng như gia đình mình... "Thuyền theo lái, gái theo chồng"
3- Phu tử tòng tử (Khi chồng chết phải theo con, có nghĩa là ở với các con để giúp đỡ, dậy dỗ các con cho đến khi khôn lớn (trưởng thành)...

* TỨ ĐỨC
1- CÔNG : Công việc, (Nội trợ) mọi công việc trong nhà phải biết làm, sao cho chu toàn. Cũng phải phụ lo việc tài chánh giúp chồng nuôi con...

2- DUNG : Hình dung, cử chỉ, tứng mạo, cách æn mặc, đi đứng, trang điểm...Tương đối dễ thương, dễ mến...
"Gái thời giữ việc trong nhà
Hình dung yểu điệu nết na đàng hoàng
Khi æn khi nói chững chàng
Khi ngồi khi đứng dịu dàng dung nghi".
3- NGÔN : Lời nói, phải ôn tồn nhẹ nhàng, lễ phép với mọi người đối với kẻ trên phải thưa gửi, gọi dạ, bảo vâng...

"Lời nói không mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau".

4- H NH : Hạnh kiểm, hiếu hạnh, đức hạnh, các tính tốt của người con gái: đạo đức, nết na, khiêm nhường, nhịn nhục, tha thứ...

Thờ cha kính mẹ vuông tròn
Giữ trọn chữ hiếu, dậy trong luân thường
Làm người æn ở khiêm nhường
Kính trên nhường dưới và nhường người trên...

@ TAM CƯƠNG, NGŨ THỪƠNG : Là khuân mẫu dậy cho người đàn ông biết kỷ cương (cang), cương thường, đạo lý... Mà còn dậy cho mọi người cái nền tảng của minh triết về nho giáo là: Tam cang, ngũ thường.

- Tam tòng tứ đức làm gương
Trồng cây để nhớ Tam cương ngũ thường.
"Trồng cây lựa giống mà trồng
Tam tòng ,tứ đức cũng không khác gì
Phân nước chớ có giảm suy
Cây xanh hoa thắm khác chi ngũ thường
Người đời xem đó làm gương
Tam cang sẵn có trong vườn Quỳnh, giao".
Chúng tôi là hậu bối cũng học theo và đóng góp với tiền nhân: Làm thơ, trồng hoa cảnh và đặt tên những hoa cảnh mà chúng tôi đã sáng tạo được bằng những câu væn thơ cuả nho giáo Khổng, Mạnh...Để nhớ và nhắc nhở thế hệ mai hậu về một nền giáo dục tinh hoa xa xưa.

* TAM CANG : (cương, kỷ cương) Là 3 điều cần thiết để Giáo dục riêng cho người đàn ông biết cách cư xử và hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ đối với tổ quốc, dân tộc, xã hội và gia đình.
1- Quân vi thần cang : Bổn phận người dân (Tôi,thần dân) đối với vua. Trung với vua, hiếu với dân, luôn biểu hiện lòng yêu nước thương nòi. "Quân xử, thần tử,Thần bất tử, bất trung": Lệnh vua phải tuân, bất tuân thì (chết) bất trung.
Có trung hiếu sống trong trời đất
Không công danh, nát với cỏ cây. (Nguyễn Công Trứ)
2- Phu vi tử cang : Bổn phận người cha đối với con cái: Thương yêu, tình nghĩa khoan dung, nuôi dưỡng, giáo duc, sæn sóc, nâng đỡ... sao cho các con nên người hữu ích. Trong nho giáo "Phu vi tử cang" rất trọng, bởi câu: "Cha sinh, mẹ dưỡng". "Con không cha như nhà không nóc"
"Còn cha gót đỏ như son
Đến khi cha mất, gót con đen sì"
3- Phu vi thê cang : Bổn phận người chồng đối với vợ cũng gần như đối với con cái nhưng tình yêu thương, đùm bọc phải khæng khít đậm đà, uyển chuyển, bao dung, che chở, hướng dẫn... thay vì dậy bảo.
Vợ chồng "như thể tay chân"
Suốt đời chung sống ân cần giúp nhau
Nợ nhau một miếng trầu cau
Kiếp này trả nghĩa, kiếp sau trả tình...

* NGŨ THỪƠNG : Là 5 điều quan trọng mà đức Khổng Tử cho rằng: Làm người phải có nhân, nghĩa, lễ, nghĩa trí, tín mới đáng và mới thực sự là người quân tử.
1- NHÂN : Là người gồm 2 phần thể xác và tâm thần, chữ nhân thật bao la: Nhân là tha nhân, nhân tính, nhân nghiã, nhân đạo và nhân ái...Người có lòng nhân luôn sống hoàn thiện và thương yêu mọi người...
" Thương người như thể thương thân " (Ái nhân như kỷ) "
Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn".
"Yêu nhau cởi áo cho nhau
Về nhà mẹ hỏi, qua cầu gío bay".
2- NGHĨA : Ân nghĩa, ân tình, nghĩa khí, tri ân (trả ơn), thi ân (làm ơn, phước) có tình nghĩa và cư xử tử tế với mọi người.
"Có đi có lại mớ toại lòng nhau"
Ai ơi hãy nhớ làm lòng
Ân đền nghĩa trả mới mong tâm bình ...
Tâm bình mới có an bình
Bình an mới có mối tinh thâm sâu.
3- L Ễ : Lễ, nghĩa thường đi đôi với nhau: Kính trên nhường dưới, lễ phép với mọi người. Ăn ở hợp lẽ tư nhiên, tôn trọng mọi người...
"Dĩ hoà vi quý" (Một điều nhịn chín điều Lành)
"Tiên học lễ, hậu học væn" "Kính lão đắc thọ"...
"Tiền chủ hậu khách". " Kính trên nhường dưới"
4- T R Í : Trí tuệ, sự hiểu biết thông minh, Lý lẽ khôn ngoan, đường lối khôn ngoan, sự lanh lợi. Luôn trau dồi trí não để trở nên minh giác.
"Khôn sống, mống chết" "Cái khó bó cái khôn"
"Vạn sự khởi đầu nan" "Khôn ngoan tâm trí tại lòng"
"Có trí làm quan, có gan làm giầu"
"Làm trai trí ở cho bền
Chớ lo muộn vợ, chớ phiền muộn con".
5- T Í N : Có nghiã là tin tưởng, có lòng tin (vững lòng). Không bắt cá 2 tay, không lắt léo, nuốt lời hứa... Trung tín có lòng tin trời đất, có linh hồn, lòng trung tín với tình yêu, vợ chồng con cái, cha mẹ có tin mới có lòng trung tín.
Có tin thì mới có trung
Thiếu tin, mất tín cũng là thất trung
Gia đình chung sống trùng phùng
Thuơng yêu tin tưởng thủy chung cả đời.

Tóm lại : Để hướng dẫn mọi người trong cuộc sống và sự giao tiếp với nhau hàng ngày, Khổng giáo (Theo TS. Thế Đạo) đã tìm ra được định luật Trung thứ ( Hiệt củ) tức là "suy bụng ta ra bụng người"với khẩu hiệu bất hủ : "Kỷ sở bất dục vật thi ư nhân". Có thể hiểu là: Điều gì (bất thiện) mình không muốn thì đừng làm cho người khác.
Ngoài ra, Khổng giáo còn đề cao thuyết Chính danh ươc mong cho mọi người có tài đức xứng với địa vị của mình.
Khổng giáo thường chê những kẻ tiểu nhân và khen ngợi những người (chính nhân) quân tử.

@ Kẻ tiểu nhân là những người: - Chỉ biết lo những phần thấp kém trong con người. - Cầu danh, cầu lợi, mặc tình cho vật dục và ngoại cảnh khiên dẫn, thường ham công danh lợi lộc dẫn đến cái hại cho người khác "ích kỷ hại nhân". Bất chấp mọi chuyện sa đọa. Họ là những người chỉ lo a-dua, xu phụ, không có thực tài, thực đức, không biết thanh lọc và tu luyện tâm hồn...Vì thế nên có một đời sống nội tâm rất là nghèo nàn chất chưởng, lo lắng, bæn khoæn...

@ Người quân tử Là những người: - Sống cho những phần cao siêu nơi con người. - Trọng nghĩa, khinh lợi. - Có hoài bão cao đẹp, luôn luôn hướng thiện, cố gắng tiến đức tu nghiệp, theo đạo và tu đạo, lo sao cho hoàn thiện bản thân mình. - Sáng suốt, ham học hỏi, biết thức thời. - Nói ít làm nhiều. - Thương yêu giúp đỡ mọi người. - Lúc nào tâm hồn cũng thư thái, ung dung... Tóm lại, người quân tử luôn trau dồi tâm thân, "Ở thì ở chỗ quảng đại của thiên hạ, đứng thì đứng vào địa vị chính đáng của thiên hạ, đi thì đi trên con đường lớn của thiên hạ, đắc trí thì cùng với nhân dân noi theo đạo nghĩa. Giầu sang không làm siêu lòng, nghèo hèn không làm thay đổi lòng, vũ lực không khuất phục được chí lớn. Như thế mới là người: Quân tử ( Anh hùng trượng phu), mà trong Kinh Thi hết lòng khen ngợi . Giầu sang tâm trí bảo tồn Nghèo hèn khí tiết, thượng tôn anh hùng Uy quyền, bạo lực, khốn cùng Không làm nhụt chí anh hùng trượng phu .

Tác giả : Nguyễn Đức Quỳnh