Tấm khăn mùa chay

Hằng năm vào mùa chay, Hội bác ái từ thiện Misereor của Giáo Hội Công giáo nước Đức phát động chiến dịch bác ai mùa chay kêu gọi mọi người sống tình bác ái liên đới với những người nghèo khổ túng cực trên thế giới.

Chiến dịch này nằm trong chương trình mùa chay: ăn chay, cầu nguyện và làm việc thiện giúp đỡ người khác.

Ba công việc đạo đức căn bản này là nếp sống giáo dục lòng đạo đức nhất là về lòng khiêm nhượng.

Chiến dịch mùa chay năm nay 2011 do Hội Misereor phát động mang tên: Menschenwürdig leben. Überall – Nhân phẩm đời sống con người. Ở khắp nơi ! cho những dự án bác ái giúp đỡ ở ba quốc gia: nước Cambodscha, khu vực người nghèo ở thủ đô Phnom Penh; nước Kenia khu vực người nghèo ở thủ đô Nairobi và nước Peru khu vực người nghèo ở thủ đô Lima

Song song với chiến dịch sống mùa chay, hội Misereor cứ hai năm lại trưng bày giới thiệu một tấm khăn mùa chay - tiếng Đức là Hungertuch - nhằm gợi suy tư gây chú ý mọi người tới chiến dịch.

Tấm khăn mùa chay 2011 do danh họa người Togo tên là Sokey Edorh vẽ với chủ đề „ Những gì anh em làm cho người bé nhỏ nhất“ theo gợi hứng từ phúc Thánh Mattheo 25,31-46.

Ở những thành phố lớn bên Á châu, Nam Mỹ châu, và Phi châu càng ngày đông dân cư đến ở, và những thành phố cũng vì thế thành phố càng rộng to ra. Ở những khu vực bên bìa ngoài những thành phố này đại đa số những cư dân từ vùng thôn quê đến sinh sống. Họ là những người kéo về nơi đây để mong kiếm công ăn việc làm nuôi sống gia đình. Nhưng nơi đây lại không có việc làm. Sự nghèo túng thống trị người dân nơi đây. Ở những khu vực này là vùng đất thuận lợi cho những tệ đoan xã hội như bạo lực phạm pháp, trộm cắp, bất mãn phá phách nảy nở lan tràn.

Theo ước tính của UNO khoảng một tỷ người trên thế giới sống trong những vùng nghèo túng mất vệ sinh ổ chuột này. Và cũng theo ước tính của UNO trong vòng 25 năm nữa con số này sẽ tăng gấp đôi. Sự nghèo túng về vật chất kéo theo sự nghèo nàn tinh thần là thách đố lớn lao cho xã hội trong thời gian tương lai.

Danh họa Sokey Edorh phác họa trên vẽ bức tranh tấm khăn mùa chay 2011 về khung cảnh sinh hoạt đời sống vùng nghèo túng ổ chuột ở Phi châu trong những điều kiện sống thấp kém hạ gía trị nhân phẩm con người. Nhưng dẫu vậy bức tranh của Ông cũng diễn tả sự can đảm trong đời sống của những người phụ nữ, của trẻ con và của những người đàn ông sống trong những nơi đó.

Theo gợi hứng dựa trên phúc âm Thánh Mattheo về ngày tận thế chương 25, từ câu 25-46, Sokey Edord đã vẽ phác họa cảnh sống của những người sống bên ngoài lề xã hội và đồng thời cả đời sống riêng của những nhóm người đó. Đời sống, sức lực cùng tinh thần đạo đức của họ trong cảnh sống nơi đó có thể là hình ảnh mẫu gương cho mọi người.

Tấm khăn vẽ gợi ra hình ảnh đầy những sôi động, lộn xộn không có trất tự, không có một cấu trúc rõ nào xuyên suốt qua vùng rừng rậm của khu vực nghèo túng hỗn tạp. Nhà cửa, đúng hơn những túp lều thô sơ bằng giấy cứng hay bao nhựa xiêu vẹo ngả nghiêng hoặc chồng lên nhau, hoặc chen chúc bên cạnh nhau, mái nhà rách nát đầy bụi phủ, hàng hàng lớp lớp người chen chúc nối đuôi nhau, những thú vật chạy ngược xuôi trong các xóm ngõ. Đây là hình ảnh những khu vực xã hội nghèo nàn ở Á châu, Phi châu và Nam Mỹ châu.

Một hình ảnh nổi giữa tấm bức tranh là hình ảnh một người phụ nữ đang ra sức kéo chiếc xe nặng chở đồ, đàng sau xe hai em bé con chị đẩy giúp cho xe lăn bánh đang khi đôi chân hai em duỗi thẳng ra phía trước và phía sau bám chặt vào nền đất để lấy đà sức đẩy xe giúp mẹ.

„ Ta khát và các con đã cho Ta nước uống“ ( Mt 25, 25) Người phụ nữ khoẻ mạnh đầy năng lực ra sức kéo chiếc xe nặng chở bình đầy nước trên đường về nhà để dùng. Nước uống trong lành vệ sinh sạch sẽ là món hàng hiếm thiếu ở những vùng dân cư nghèo ổ chuột. Nhưng người mẹ này không chỉ mnột mình kéo đẩy xe nước nặng, hai con của chị vận dụng sức lực của trẻ con cùng phụ giúp chị đẩy chiếc xe.Không phải nước trong lành là trọng điểm của khung cảnh này, nhưng những gì con người phải cố gắng vận dụng sức lực mình trong đời sống .

Tôi muốn chơi, nhưng các bạn không cho tôi cơ hội chơi. Đây là tình trạng bao lâu trẻ em phải lao động làm việc, để giúp gia đình sống, và chúng không có cơ hội sống thời tuổi trẻ của chúng; bao lâu trẻ em không có cơ hội đi học, chúng sẽ không có tương lai cho đời sống sau này. Đây là vòng luẩn quẩn do nghèo túng gây ra.

„Ta đau bệnh các con đã thăm viếng Ta“: hình ảnh người phụ nữ vất vả lam lũ này khi đau yếu bệnh được những người thương cảm hỏi thăm chăm sóc . Ở những khu vực xã hội nghèo túng ổ chuột không có bênh viện. Những điều kiện sinh sống ở đây thiếu về đủ mọi phương diện: vệ sinh, nước uống, trường học, không có chỗ thoát nước, không có đủ nhà vệ sinh . Nhưng vẫn có những người cố gắng mang đến cho người khác sự an ủi, nên trong hình vẽ có một chỗ trạm ý tế nhỏ quan tâm chăm sóc đến sức khoẻ đau bệnh của người bệnh nơi đây.

không có gì ăn, anh em đã cho ta ăn uống no đủ“: trong bức tranh vẽ một mảnh vườn nhỏ có trồng rau, hoa trái và có cửa hàng nhỏ bán thực phẩm cho con người. Nơi đây dù chất hẹp thô sơ, nhưng con người đã dần kiến tạo cấu trúc ruộng vườn gặt hái rau hoa qủa làm thức ăn cho mình. Chính điều này mở ra viễn ảnh tốt hướng về tương lai cho các gia đình.

„ Ta rét lạnh vì không có quần áo mặc, nhưng các anh đã cho ta quần áo mặc“: nơi đây Sokey Edorh vẽ lại máy dệt truyền theo thống. Cũng trong bức tranh Sokey đã đưa ra hình ảnh tự giúp đỡ lấy mình: thay vì nhập cảng quần áo cũ từ phương trời phía bắc, có thể làm hư hỏng kỹ nghệ địa phương, con người nơi đây đã sống theo truyền thống riêng của mình, tự dệt vải lấy may mặc quần áo để không bị lệ thuộc vào nhập cảng.

Từ nền trời chiếu tỏa mầu xanh, tựa như Thần Linh Thiên Chúa xuất hiện, chiếc ghế cho vị thẩm phán ngày phán xét còn trống.

Ở đường ngang chân trời những cột tháp của những mỏ dầu hỏa cháy rực vươn lên cao ngất, những ngôi nhà buôn bán thẳng đứng cao tầng vươn lên trời cao tỏa bóng che phủ những căn nhà nhỏ thấp rách nát của người nghèo trong những khu vực ổ chuột, ngôi nhà thờ nhỏ bên dưới.

Chỉ cách khoảng một vài con đường đã ngăn chia hai cảnh tượng sinh hoạt trái ngược nhau: giầu và nghèo.

Những cảnh hình ảnh trong tấm khăn mùa chay vẽ diễn tả đời sống của những người nghèo nơi đây trong hoàn cảnh điều kiện mức sinh sống nghèo nàn thuiếu thốn. Nhưng vẫn có những người không vì thế để tinh thần mình bị hóa ra nghèo nàn chìm xuống.

Trái lại họ vươn lên kiến tạo niềm hy vọng cho cuộc sống theo phương cách tự lực cánh sinh như nghĩ ra cách làm khung cửi dệt vải may quần áo lấy, quốc đất làm vườn trồng rau ăn, đẩy xe kín múc nước trong sạch về ăn uống, lập ra phòng y tế nhỏ cứu giúp nhau, cùng nhau xây ngôi nhà thờ nhỏ để đáp ứng nhu cầu tâm hồn thiêng liêng đạo gíao.

Và như thế những con người thiện tâm nơi đây sống tinh thần của Phúc âm như lời Chúa nói: Những gì anh em làm cho người bé nhỏ nhất là làm cho chính Ta“ ( Mt 25,35)

Phỏng theo Misereor: Hungertuch 2011

Lm. Đaminh Nguyễn ngọc Long