Mẩu đối thoại với Thánh Monica

Một bà mẹ sùng kính Thánh Monica, người xưa kia cũng đã trải qua hoàn cảnh đau khổ trong gia đình, tâm sự với thánh nữ hoàn cảnh gia đình của mình:

1. Thưa Thánh nữ, con xin kính chào thánh nữ là bổn mạng của các người mẹ chúng con!

* Thánh Monica : Vâng, tôi cũng xin chào chị. Chúng ta là chị em bạn gái được Thiên Chúa dựng nên làm ngưới như bao tạo vật khác trong công trình sáng tạo của Người trên trần gian. Và còn hơn thế nữa, Thiên Chúa còn phú ban cho chị em chúng ta, Ơn-gọi-làm-mẹ, khả năng sinh con, nuôi dậy con khôn lớn, tiếp tay góp phần xây dựng tô điểm công trình sáng tạo của Người ở trần gian.

2. Vâng, ngay từ khi còn nhỏ hội thánh và cha mẹ con cũng đã nói cắt nghĩa cho con điều này. Bây giờ có gia đình, có con cái lớn bé đông đủ. Con vui mừng cám ơn Chúa về ân đức này, nhưng sao con càng ngày càng cảm thấy lo âu nhiều, nhất là khi con lớn dần ?

* Thánh Monica : Đúng vậy đó chị. Con cái là ân đức, là hoa quả phúc lộc Trời ban cho gia đình. Nhưng con cái cũng là nỗi lo âu của cha mẹ. Ngày trước tôi cũng đã sống trải qua hoàn cảnh như vậy. Chị biết đấy, cuộc sống nào và ở vào không gian cùng thời gian nào, cũng có niềm vui và đau khổ lo âu chen lẫn pha trộn vào. Chúng ta vẫn thường nói: Con còn nhỏ mang đến cho cha mẹ niềm vui lớn và nỗi lo âu nhỏ. Nhưng khi con lớn dần, điều đó trái lại: niềm vui nhỏ dần đi, nỗi lo âu ưu tư lo lắng lớn dần thêmlên! Nói thế không phải để chị em chúng ta buồn phiền thêm và nản chí ra đâu. Không, niềm vui, niềm hy vọng vẫn hằng luôn có trong đời sống. Chúng ta có niềm tin vào Thiên Chúa tình yêu. Ngài là Đấng tạo dựng nên con người có thân xác, trí tuệ, tình cảm, lý trí cùng cảm gíac thần kinh. Cha mẹ không làm, không chế tạo ra đứa con , như vẫn hằng lầm tưởng có thể chế biến con người trong ống thuỷ tinh nơi phòng thí nghiệm được! Tình yêu của cha mẹ, hai yếu tố nam nữ kết hợp giữa hai người không là hành động chế biến ra đứa con, nhưng qua đó cha mẹ đón nhận sự sống con mình. Sự sống là điều linh thiêng không ai là con ngừơi tạo vật như chúng ta có thể làm biến chế ra được. Tất cả chúng ta là ngươi đón nhận món quà sự sống do Thiên Chúa ban tặng. Vì thế, chúng ta phải có lòng yêu mến kính trọng và gìn giữ bảo vệ sự sống.

3. Như thế con phải sống thế nào trước hoàn cảnh cụ thể trong đời sống gia đình chúng con ngày hôm nay?

* Thánh Monica : Tôi khi xưa cũng đã nghe nhiều bà mẹ buồn phiền than khóc vì nỗi đau khổ lo âu trong gia đình và chính tôi cũng đã nhiều năm, đêm ngày sống trong tình trạng đo, vì người con hoang đàng của tôi là Augustino. Vào hoàn cảnh đó, lẽ dĩ nhiên như bao bà mẹ khác, tôi không những lo buồn sầu não mà còn than trách sao Thiên Chúa tình yêu lại bỏ rơi tôi? Sao Thiên Chúa là Đấng của sự tốt lành thánh thiện lại để người con của Ngài sống trong hoang đàng ăn chơi tội lỗi, trong đau khổ không còn phẩm gía một con ngưòi nữa…? Là con người ai cũng có thể và có nhu cầu than vãn trước những đau khổ nghịch cảnh. Vì đó là phản ứng tự nhiên Thiên Chúa đã phú ban cho mỗi người khảnăng biết sống nhậy cảm trong đời sống làm người. Là con người ai cũng sống trải qua nỗi thất vọng lo âu buồn phiền. Vì Thiên Chúa dựng nên ta có trái tim tình cảm sống động, biết đón nhận niềm vui mừng hạnh phúc cùng điều bất hạnh. Là con người, ai cũng có lúc bừng tỉnh trước hoàn cảnh thực tế trong đời sống: đời sống đâu phải chỉ có thế! Vì Đấng Tạo Hoá đã khắc ghi vào trong mỗi người lý trí biết suy nghĩ phân biệt hôm qua, hôm nay, ngày mai, bóng tối và ánh sáng, điều gì là tốt, điều gì không tốt, điều nên làm, điều không nên làm nên nói… Chính dựa vào niềm tin tưởng đó, tôi đã múc kín được sức mạnh năng lực cho bản thân đời sống tôi, dù sống triền miên trong đau khổ vì ông Augustino của tôi. Đau khổ buồn phiền vì con, nhưng tôi vẫn hằng nuôi dưỡng niềm hy vọng.

4. Vâng, con xin bái phục lối sống nghị lực phi thường của thánh nhân. Hay nói theo ngôn ngữ ngày nay: Thánh nhân có một bộ áo thần kinh vững mạnh tuyệt vời! Mấy đứa con lớn của con càng ngày càng có vẻ như sống xa con. Nói gì chúng cũng tìm cách nói lại, có đứa chẳng thèm nói gì nữa…thành ra con không biết nói dạy chúng làm sao nữa. Vậy thánh nhân có liều thuốc gì mách cho con với?

* Thánh Monica : Cám ơn chị nhiều. Không dám đâu! Tôi cũng là người được Chúa dựng nên như bao người khác thôi. Vì thế, tôi chẳng có toa thuốc hay vị thuốc gì giúp chị trong việc này. Và theo như tôi hiểu, chẳng ai và chẳng thời nào có toa thuốc cùng liều thuốc đông tây cho việc giáo dục đâu. Như tôi đã nói, niềm tin vào Chúa, vào ngày mai cùng vào con người do Chúa tạo dựng giúp tôi có nghị lực sống vượt qua trong nghịch cảnh đau khổ, và tình thương của người mẹ góp phần vào việc giúp cảm hoá giáo dục cậu con hoang đàng kiêu ngạo Augustino của tôi trở về với nếp sống làm người lương thiện. Đấy là phương cách sống làm người của tôi trong gia đình tôi. Lối sống niềm tin cùng tình người này lẽ tất nhiên không phải là một công thức hay khuôn mẫu cho hết mọi người vào mọi không gian thời gian nào đâu. Chị tín nhiệm hỏi tôi, thì tôi chân thành nói ra với chị điều tôi đã sống, đã thực hành trong việc giáo dục cậu con hoang đàng của tôi và tôi cám ơn Thiên Chúa đã giúp chúng tôi vượt qua đươc đoạn đường đau khổ ngang trái.

5. Con cám ơn thánh nhân về kinh nghiệm sống niềm tin tình người của thánh nhân trong việc nuôi dậy con cái. Nhưng thưa thánh nhân, chị em phụ nữ làm mẹ chúng ta chẳng lẽ tối ngày chỉ vùi đầu vào việc thay tã, cho con bú, đun nước pha sữa, thu dọn quyét nhà cửa, giặt quần áo cho con, làm bếp và lo việc dậy dỗ cùng đưa con đi nhà thờ đọc kinh thôi sao, nhất là vào thời buổi văn minh kỷ thuật tân tiến , kinh tế thị trường hiện đại này?

* Thánh Monica: Chị đưa ra những vấn đề bức xức hiện nay. Cám ơn chị nhiều. Thế hệ của tôi ngày trước khác xa nhiều lắm. Chúng tôi đâu có biết kỹ thuật văn minh tân tiến, kinh tế thị trường hiện đại là cái gì đâu…Nhưng thôi mỗi thời mỗi khác. Mỗi khác đó góp phần vào việc tô điểm làm cho công trình sáng tạo của Thiên Chúa thêm hoàn hảo và mang lại phúc lợi cho con người. Mỗi khác đó là bước tiến bộ cho xã hội loài người, nhưng cũng là một đòi hỏi thách đố cho con người, nhất là cho thế hệ con embạn trẻ, thế hệ đang bước vào ngày mai! Vâng, tôi còn nhớ đúng như chị nói, người mẹ nào cũng có ba việc căn bản: Sinh con nuôi dậy con, làm bếp và đọc kinh giữ đạo đi nhà thờ.

Người Đức - quê hương của nhà thệ phản đạo Tin Lành Luthero và của Các Mác (Karl Max), Ông tổ của thuyết Cộng Sản – cũng thường nói đến đời sống người phụ nữ gắn liền với ba chữ K: Kinder( trẻ con), Kueche(nhà bếp) und (và) Kirche (Nhà thờ)! Nhiều người phụ nữ ngày nay rất dị ứng khi nghe nói đến như thế, họ có cảm tưởng mình bị “hạ gíahay bị khinh chê nhạo báng”. Khi nghe như thế tôi cũng thấy ngờ ngợ có chút khó chịu về lối nói bao quát hàm hồ có vẻ thiếu nho nhã này. Nhưng suy nghĩ lại, đàng sau cụm từ đó cũng nói lên điều gì là căn bản trong cuộc sống, nhất là trong đời sống một gia đình. Vì như tôi đã giãi bày cùng chị ở trên: Thiên Chúa phú ban cho chị em phụ nữ chúng ta Ơn-gọi-làm-mẹ, khả năng sinh con, nuôi dậy con khôn lớn, tiếp tay góp phần xây dựng tô điểm công trình sáng tạo của Người ở trần gian. Như thế, nếu sinh con, lo nuôi dậy con như tóm tắt trong chữ K thứ nhất lo cho con, cũng đâu có gì sai trái phản ngược lại điều tự nhiên. Trái lại là điều đúng, điều cao quý và cần thiết cho con người.

Và chị em phụ nữ chúng ta được Thiên Chúa ban cho có con cái là một ân đức mang lại hạnh phúc cho bản thân mình, cho hội thánh và cho xã hội. Còn chữ K thứ hai nói về việc nhàbếp cũng quan trọng cần thiết lắm chứ. Chị em thử nghĩ coi, nếu đến bữa mà nhà bếp còn lạnh tanh, lửa bếp chưa nổi lên, thì lấy cơm canh dưa mắm đâu mà ăn? Lúc đó không chỉ con nhỏ kêu la khóc đòi cơm canh mà cả ngươi lớn trong nhà cũng mệt đói lả, hối hả hỏi xem có gì bỏ bụng không? Như thế vai trò của người mẹ lo cho con cái cùng gia đình có cơm ăn no đủ, quần áo sạch sẽ nhà cưả gọn gàng, là mang đến niềm vui, hạnh phúc, sự an toàn cho mọi người trong gia đình rồi đấy. Và qua đấy người mẹ giúp mọi người trong gia đình phát triển điều hoà không chỉ thân xác bao tử no đủ, mà còn cả trí tuệ học hành tấn tới cùng việc suy nghĩ góp phần vào việc năng động sáng tạo nữa. Lẽ tất nhiên, có người sẽ bảo: Oi, ngày nay, nhất là ở đô thị thành phố văn minh, cần gì nhà bếp nấu nướng ở nhà nữa. Đói bụng, có thể mua ở tiệm ngay ngoài lề đường là có cái ăn liền và có khi lại còn ngon miệng nữa!!! Đúng vậy, nhưng đời sống đâu đơn giản mãi như thế.

Đã có không biết bao nhiêu người đã từng sống cảnh giản tiện cơm hàng cháo chợ như thế. Sau một thời gian ăn sống vội vàng những món ăn nhanh, đều chán ngấy. Vì đâu phải chỉ no bụng là đủ, là đáp ứng thoả mãn được nhu cầu sống làm người đâu. Bao tử no đầy, nhưng nhu cầu tình cảm, nhu cầu tình thương cô đơn còn đói khát, thì đâu đã đủ no. Chúa đã từng nói: người ta sống không chỉ bởi cơm bánh là thế đấy. Một bữa ăn, tuy chỉ có cơm gạo thường, canh rau, cá kho, nước mắm do người mẹ săn sóc tự tay nấu ra, mang đến cho người con, cho ông chồng bữa ăn no đủ ngon miệng từ trên trí óc xuống tận bao tử, lan rộng sang trái tim, xuyên qua mạch máu gân cốt luân chuyển đi khắp tứ chi. Vì họ tiếp nhận được tình thương yêu của người mẹ trong chén cơm, bát canh khúc cá kho. Và đây là cơ hội rất tốt cho gia đình cùng quây quần ăn chung mang lại không khí đầm ấm tình người. Và chữ K thứ ba nói đến việc giáo dục dậy dỗ con cái về niềm tin đạo giáo.

Việc giáo dục là việc của cả cha lẫn mẹ trong gia đình, nhưng mẹ bao giờ cũng gần con hơn người cha và người con luôn luôn gần mẹ hơn gần cha. Đó là điều tự nhiên, không ai thắc mắc gì. Và điều tự nhiên này là điều tốt, điều cần thiết thuận tiện cho cả mẹ lẫn con. Mẹ con ngay từ trong bào thai cung lòng luôn gắn bó, gần gũi nhau, nên mẹ dễ truyền thụ cho con những căn bản sống làm người, sống thứ tự sạch sẽ, sống lễ phép, thế nào là lòng nhân ái, lòng khoan dung, là tình thương, sống niềm tin với Thiên Chúa. Lúc còn nhỏ mẹ dậy con làm dấu Thánh Giá, đọc kinh Kính mừng, kinh LạyCha, dẫn con đi nhà thờ. Những thói quen đạo đức phần nhiều chúng ta còn giữ mãi trong đời là do mẹ đã dậy từ khi còn nhỏ. Và như thế, hướng dẫn giúp con sống niềm tin đạo giáo, là góp phần giúp con mình sống làm người giữa cộng đồng xã hội và với Thiên Chúa, Đấng dựng nên và luôn hằng cùng đồng hành trong đời sống từ lúc sự sống thành hình trong lòng mẹ cho tới ngày cuối cùng đời sống.

6. Phải, thánh nhân nói đúng. Nhưng chị em phụ nữ chúng con, ngoài ra còn phải sống thế nào nữa để bảo vệ hạnh phúc gia đình, nhất là trong thời buổi nhiều thay đổi, nhiều chước cám dỗ này?

* Thánh Monica : Chị đúng là một mẫu phụ nữ chu đáo, có con mắt biết nhìn xa trông rộng. Vâng hạnh phúc gia đình lúc nào cũng cần phải giữ gìn, vun trồng săn sóc cho thêm phát triển . Trong việc này, người mẹ trong gia đình đóng vai trò quan trọng. Như chị Nữ tu học gỉa Terexa Phạm thị Oanh OP. đã diễn tả về người mẹ mang đến hạnh phúc cho gia đình qua ba nét đẹp: thể chất, phẩm cách và năng lực.

A. Nét đẹp thể chất “ So với nam giới, người nữ nào cũng là người đẹp. Người nữ mang vẻ đẹp trong sáng dịu hiền của nước, mong manh thanh tú của mây trời và đơn sơ chân thành của đất...Vì thế dù khi đã lập gia đình, phụ nữ chúng ta luôn cần quan tâm đến nét đẹp ngoại hình, đừng vô tình làm mất đi sự duyên dáng tự nhiên của mình… Nhưng đẹp tự nhiên không có nghĩa là không trang điểm cũng như khóm hoa vườn cảnh cần được chăm sóc sửa chữa… Một số người mẫu nổi tiếng thế giới khi được phỏng vấn đã nói lên bí quyết làm đẹp của họ là ăn ngủ điều độ, hít thở dưỡng khí và có tương quan lành mạnh, tôn trọng, thân thiện, vui cười tự nhiên với những ngườichung quanh.

B. Nét đẹp phẩm cách Phẩm cách là gía trị riêng của một người thể hiện ở tư cách, những lối ứng xử, cung cách sinh hoạt và những đặc điểm tâm lý về vẻ mặt, dáng đi, cử chỉ, nói năng tạo thành cái duyên hấp dẫn người khác… Phẩm cách của một con người biểu hiện cả thế giới tâm hồn của người đó. Nó là một vùng sâu mênh mông thật kỳ diệu mà chúng ta khám phá cả cuộc đời cũng không hết… Các nhà tâm lý giáo dục nói rằng: phẩm cách con người có được do những thói quen được luyện tập vì tư cách là những yếu tố tâm lý đã ổn định.

C. Nét đẹp năng lực Nét đẹp năng lực giúp con người phát triển, tạo nên uy tín và làm tăng thêm vẻ đẹp phẩm cách vì con ngươi thương được biết đến qua những trách nhiệm và sự nghiệp việc làm. Chị kết luận trong tập Nghệ thuật nhận diện & nuôi dưỡng tình yêu trang 21.” Tóm lại muốn là người được yêu, bạn cần có nét đẹp thể chất, nét đẹp phẩm cách và nét đẹp năng lực. Nét đẹp thể chất do Trời cho, còn nét đẹp phẩm cách và năng lực bạn có được do tập luyện”.

7. Càng nghe thánh nhân tâm sự, con càng cảm nhận ra giới hạn yếu kém của con. Và không biết mình có thể sống nổi như thánh nhân cùng những kinh nghiệm đề nghị của thánh nhân không?

* Thánh Monica: Thiên Chúa dựng nên mỗi người mỗi khác, không ai giống ai. Mỗi ngươi có một hoàn cảnh, một tâm tư tính tình riêng. Đó là vườn hoa, vườn rau trong công trình sáng tạo của Thiên Chúa. Và có như thế vườn bông, vườn rau mới khởi sắc sinh động. Lo âu ai chẳng có, nhưng niềm hy vọng cũng hằng có đó cho con người vào mỗi hoàn cảnh. Khả năng ai cũng có để chu toàn nhiệm vụ được Chúa tín nhiệm trao phó luôn tiềm tàng nơi mỗi người. Tôi xin kể một câu chuyện ngụ ngôn nói lên tâm tình này: “ Cạnh chiếc đàn Gi-ta, sơi dây đàn mầu trắng nằm đó từ lâu không ai ngó tới.

Bỗng một hôm sợi dây đàn thấy mình được thong dong, tự nghĩ: Đúng rồi, ta nằm đây bên cạnh chiếc đàn. Ta không bị kéo căng trên phím đàn. Ta được tự do. Nhưng rõ ràng đang thiều vắng điều gì quan trọng...ẳng lẽ ta cứ nằm đây thành vô dụng mãi sao? Chỗ của ta là trên phím đàn với các dây đàn trầm bổng khác, mới đúng vị trí của ta. Có thế ta mới hoà với họ, mà vang lên những cung nhạc thánh thót, mang niềm vui hạnh phúc đến cho người khác được!!! Ta nằm đây tuy không bị kéo căng dãn ra; thân xác ta không bị đau đớn và tự do ta đang có là cái gì thừa thãi. Và ta nằm yên nơi thật cô đơn lẻ loi, mkhông giúp ích gì cho ai. Điều này không thể kéo dài mãi được….

Ngày nọ, chàng nhạc công Gi-ta chơi đàn rất điêu luyện. Anh yêu quí cây đàn của anh như báu vật, nhưng anh đã thề hứa, là sẽ chẳng bao giờ kéo căng sợi dây đàn nào trên phím đàn,nếu sợi dây đó không muốn bị kéo căng. Vì thế, đã từ lâu, anh chẳng có đàn để chơi, nhưng anh vẫn kiên nhẫn chờ đợi… Và một hôm vào phòng thấy sợi dây đàn nằm vô dụng bên cạnh chiếc đàn. Anh nói thầm với mình: Dây đàn ơi, nhà ngươi có biết khả năng tiềm tàng trong ngươi không? Nhà ngươi có khả năng phát ra âm thanh làm phấn khởi lòng người! Anh ngắm nhìn dây đàn nằm đó lòng suy nghĩ miên man… và sợi dây đàn hình như cũng nói thầm với anh những đau khổ, những mơ ước của mình, để mong hòng anh thông cảm với!

Hiểu được ý của dây đàn. Anh cúi xuống nhặt lên. Kéo căng trên phím đàn, lên cung cho hoà điệu với các dây khác. Và anh bắt đầu chơi những ca khúc mình ưa thích. Các cung điệu càng lúc càng réo rắt thanh thoát hoà điệu vang lên tấu khúc tuyệt vời, làm say mê người chơi đàn và cả người nghe nhạc. Thế là cả dây đàn lẫn người chơi đàn cùng mãn nguyện. Vì họ đang ở đúng vị trí và làm đúng việc của mình.”

8. Con cám ơn thánh nhân đã lắng nghe cho con giaỉ bầy tâm sự cùng thắc mắc của con. Còn hơn thế nữa, thánh nhân còn nói cho con những kinh nghiệm trong đời sống đức tin và tình người mà thánh nhân đã sống trải qua và nhất là câu chuyện ngụ ngôn:người nào việc nấy, việc nào chỗ nấy! Giúp con lên tinh thần sống niềm vui làm mẹ, mang hạnh phúc cho gia đình.

* Thánh Monica: Tôi vui mừng được hân hạnh nói chuyện với chị. Chúng ta cùng giúp nhau sống đức tin làm con Chúa và làm người sống ở đời. Thân ái chúc chị luôn giữ mãi nét đẹp hồn nhiên của người có sức khoẻ, có niềm vui; nét đẹp của người có phẩm cách vì hằng luyện tập học hỏi luôn cầu tiến được nhiều thói quen tốt lành; nét đẹp năng lực cuả một người làm việc đảm đang có tinh thần trách nhiệm. Chúc chị và các bà mẹ ăn ngon ngủ khoẻ biết quẳng gánh lo đi và vui sống!

Lễ kính thánh Monica 27.08.2003
Lm. Đaminh Nguyễn ngọc Long
Những ngày Hè trên quê hương