Chúa Giêsu và con lừa

Lừa là một loài thú vật giữa các loài thú vật trong thiên nhiên. Con vật này được con người nuôi gây giống như loài thú vật trong nhà dùng để chuyên chở đồ vật nặng trong những vùng rừng núi đường đi chật hẹp.

Con vật này có thân hình nhỏ bé, so với các thú vật như voi, ngựa, bò..., lại có đức tính hiền lành, sức khoẻ dẻo dai, dễ sai khiến rất ít khi dở chứng bướng lì và lại dễ nuôi! Loài thú vật này lại không đắt gía như loài ngựa, nên dễ dàng mua tậu cho nhiều gia đình.

Chúa Giêsu sai Môn đệ đi cởi mượn con lừa cho Ngài cỡi vào thành Giesrusalem ngày lễ Lá như một vị Vua ( Mc 11,1-10). Hình ảnh này nói lên sứ điệp gì?

Với tâm trạng mong chờ đấng Cứu thế của dân Do Thái thời bấy giờ, họ nhận ra ngay như lời Tiên Tri Sacharia đã viết tiên báo: „Nào thiếu nữ Xi-on, hãy vui mừng hoan hỷ!
Hỡi thiếu nữ Giê-ru-sa-lem, hãy vui sướng reo hò!
Vì kìa Đức Vua của ngươi đang đến với ngươi:
Người là Đấng Chính Trực, Đấng Toàn Thắng,
khiêm tốn ngồi trên lưng lừa,
một con lừa con vẫn còn theo mẹ.“ ( Za 9,9)

Vị vua cứu thế được đón chào Hosanna là đấng chính trực, đấng giúp chiến thắng và có tâm hồn khiêm tốn.

Chúa Giêsu đến trần gian không phá hủy chiến xa, nòng súng., Nhưng Người mang Tin Mừng tình yêu nước Thiên Chúa đến cho con người: Thánh Thần Chúa ngự trên tôi sai tôi đi loan báo Tin Mừng cho người nghèo khổ. ( Lc 4,18 )

Ngài đến trong trần gian giữa đêm tối thời tiết mù mịt dầy đặc đêm 25.12. và trong bóng tối tội lỗi trần gian nơi tâm hôn cuộc sống con người.

Ngài không sợ bóng tối cũng không xóa tan bóng tối.. Nhưng đả mang ánh sáng sự công chính soi chiếu vào đêm tối trần gian. Bóng tối càng dấy đặc, ánh sáng càng chiếu tỏa sâu và rõ vào trong đó. Trong ánh sáng sự công chính con người nhận ra niềm vui mừng hạnh phúc của sự thanh sạch không tội lỗi trong cuộc sống .

Rồi Ngài bị chôn trong lòng đất tối tăm. Và từ trong đêm tối đó Ngài đã chỗi dây sống lại mang chiếu tỏa ánh sáng sự sống cho con người. Bóng tối sự chết đã không cầm giữ Ngài được, nhưng ngài đã chiếu soi ánh sáng sự sống vào trong đêm tối sự chết đó.

Trong ánh sáng sự sống Chúa phục sinh, con người nhận ra mình là con Thiên Chuía và anh chị em với nhau. Dù có khác biệt với nhau về mầu da, chúng tộc, tiếng nói cùng cách sống văn hóa.

Ngài rao giảng nước Thiên Chúa không dựa trên sức mạnh uy quyền, nhưng trên uy tín: Phúc thay ai hiền lành, vì họ sẽ được đất hứa làm gia nghiệp ( Mt 5,4 ).

Nhưng trên tất cả Chúa Giêsu là hình ảnh lời nói tình yêu của Thiên Chúa:

“...Hành động của Thiên Chúa giờ đây mang lấy một hình thái gây ấn tượng mạnh hơn nữa khi trong Chúa Giêsu Kitô, chính Thiên Chúa là Đấng đi tìm "những con chiên lạc", là nhân loại khổ đau và lầm lạc. Khi Chúa Giêsu nói trong các dụ ngôn của Ngài về người mục tử đi tìm chiên lạc, về người đàn bà tìm đồng tiền đánh rơi, hay về người cha gặp gỡ và ôm vào lòng đứa con hoang đàng, những lời này không chỉ đơn thuần như thế: chúng lời giải thích cho chính Ngài và hành động của Ngài.

Cái chết của Ngài trên thánh giá là tột đỉnh của việc Thiên Chúa quay ra đối nghịch lại với chính Ngài, trong đó, Ngài trao ban chính mình để nâng con người dậy và cứu rỗi con người.

Đây là tình yêu ở dạng thức cao nhất. Khi chiêm niệm cạnh sườn bị lưỡi đòng đâm thấu của Chúa Kitô (x 19:37) , chúng ta có thể hiểu được điểm khởi hành của Thông Điệp này "Thiên Chúa là tình yêu" (1 Ga 4:8).

Chính đó là điểm để chiêm niệm chân lý này. Định nghĩa tình yêu của chúng ta cần phải bắt đầu từ đó. Trong chiêm niệm này, người Kitô hữu khám phá ra con đường theo đó cuộc sống và tình yêu của mình phải dõi bước theo.“ (Ðức Giáo Hoàng Benedicto 16., Thông điệp Deus caritas est, đoạn 12).

Sống đức tin