Số 11- Tháng 03.2006

Gia đình sống đạo

10 điều răn của Chúa không phải là “một gói những bảng cấm đoán.”

Ðức thánh cha Benedicto 16. trong bài giảng lễ Chúa Giêsu chịu phép Rửa đã cắt nghĩa khía cạnh 10 điều răn của Chúa qua những khẳng định “đồng thuận”.
“Ðồng thuận với gia đình”, điều răn thứ Bốn.
“Ðồng thuận với sự sống” điều răn thứ Năm.
“Ðồng thuận với tình yêu có trách nhiệm, điều răn thứ Sáu.
“Ðồng thuận với tình liên đới, với trách nhiệm xã hội, với sự công chính” điều răn thứ Bảy.
“Ðồng thuận với sự chân thật, đó là triết lý của đời sống, của nền văn hóa. Sự chân thật là điều căn bản cụ thể trong đời sống cộng đoàn với Chúa Kitô.”
Giáo hội không chấp nhận lối sống ngắn ngủi vội vàng theo vui thích thỏa mãn: “ Giáo hội ngày xưa đã nói lên tiếng nói không đồng thuận. Không đồng thuận với lối sống xa hoa của ma qủi. Sự không đồng thuận với kiểu cách hứa hẹn một đời sống được thỏa mãn tràn đầy, với kiểu sống bóng bẩy hào nhoáng của thế giới vô thần, với những hứa hẹn có nhiều tự do, với lối sống dựa trên cảm giác: Ðiều đó làm tôi bằng lòng!
Ðó là sự không đồng thuận với nếp sống văn hóa bóng bẩy hào nhoáng. Nhưng trong thực tế lối sống đó là một lối sống phản văn hóa đưa đến chết chóc, đau đớn tang thương, đầy bạo lực.
Ðức thánh cha mời mọi người suy nghĩ về thời Roma cổ ngày xưa, như một ví dụ: “ Các Bạn hãy nhớ lại những gì đã diễn xảy ra ở hí trường Colosseum, hay ở trong vườn thượng uyển thời vua Neron. Nơi những con người đang còn sinh sống bị đem ra đốt cháy thiêu sống làm đèn soi sáng. Chúng ta thấy đó là những tang thương điêu linh, được sử dụng biến thành nguồn vui thú bạo lực - một điều vui thú loạn luân đi ngược với ý nghĩa của sự sống.
Ngày nay cũng còn có khuynh hướng ngược đãi khinh miệt con người, đang diễn ra cũng mang tính cách giống tựa như những vui thú trong dân gian ngày xưa cách đây hơn hai ngàn năm: Ðó là việc lạm dụng thân xác con người, coi đó như món hàng buôn bán trao đổi trên thị trường. Ðây là điều chúng ta có thể suy nghĩ nhìn ra được. Vì thế, trong thời buổi bây giờ, cũng cần thiết phải nói tiếng không đồng thuận với một nền văn hóa dẫn đưa đến sự chết chóc.
Chống lại một nền văn hóa ẩn náu trong nghiện ngập ma túy, một lối sống tìm quên lãng trốn chạy khỏi thực tế đi vào thế giới ảo tưởng, với những hạnh phúc sai lầm, nói dối lừa đảo và bất công. Thế giới đó thiếu tình liên đới giữa con người với nhau, thế giới không có trách nhiệm. Trong thế giới đó, điều vui thú thỏa mãn tình dục chiếm ngự lan tràn, và hạ thấp đưa nhân phẩm con người đến mức bị khinh miệt tước bỏ.
Ðối với điều hứa hẹn có vẻ hạnh phúc đó, sự hào nhoáng bóng bẩy của sự sống, nhưng thực tế lại là một công cụ của sự chết chóc. Chúng ta nói lên tiếng không đồng thuận, để xây dựng một nếp sống văn hóa sự sống.
Tiếng nói đồng thuận thời kitô giáo ngày xưa là một đồng thuận mạnh mẽ với sự sống. Và ngày nay cũng như thế. Một tiếng đồng thuận với Chúa Kitô, một sự đồng thuận với Ðấng đã chiến thắng sự chết, một đồng thuận với sự sống.
Ðức thánh cha Benedicto 16. đã diễn đạt ba đồng thuận Kitô giáo đối diện với ba sự không đồng thuận với ma qủi:
- Ðồng thuận với Thiên Chúa sự sống, với đấng Tạo Hóa, Ngài đã dựng nên trí khôn sáng tạo, nhờ đó vụ trụ và đời sống con người chúng ta có một ý nghĩa.
- Ðồng thuận với Chúa Kitô, với một Thiên Chúa không dấu ẩn, nhưng có tên tuổi, có lời nói, có thân xác hình hài máu mủ.
- Ðồng thuận với cộng đoàn Giáo hội Chúa Kitô, trong đó Chúa Kito cùng hiện diện trong thời gian của chúng ta, trong sinh hoạt đời sống.
Sự đồng thuận với những gía trị Kitô giáo, theo đức thánh cha, là sống áp dụng Mười điều răn của Chúa. Mười điều răn của Chúa không phải một “ gói những bảng cấm đoán”.

www.kath.net, ngày 09.01.2006

Bạn Trẻ Hôm Nay & Ngày Mai

Mặc áo bao bị và rắc tro lên người.

Từ thế kỷ thứ sáu sau lễ Chúa Gíang sinh, ngày thứ tư trước chúa nhật thứ sáu trước lễ Phục sinh bắt đầu vào mùa chay. Thời gian mùa chay chuẩn bị mừng lễ Chúa Giêsu phục sinh kéo dài 40 ngày. Theo tập tục trong Hội Thánh Công giáo, người tín hữu ăn năn sám hối trong ngày này được xức tro trên đầu. Ngày thư tư bắt đầu mùa chay được gọi là thứ tư lễ tro.
Nhưng tại sao lại dùng tro xứa trên trán, trên đỉnh đầu?
Ngày xưa khi ai làm việc gì không chính đáng, họ thường xức tro lên đầu để tỏ dấu chỉ ăn năn hối lỗi quyết tâm làm điều lành, tránh sự xấu. Tro là dấu chỉ lòng ăn năn thống hối. Mỗi khi trông thấy tro bụi chúng ta liên tưởng ngay đến những gì đã qua. Như một cánh đồng, một căn nhà, một khu phố sau cơn hỏa hoạn chỉ còn lại đống tro tàn. Tro là dấu chỉ của sự chết. Nhưng tro cũng dùng để tẩy rửa. Tôi còn nhớ khi còn bé, mẹ tôi thường dùng tro mỗi ngày để rửa ly cốc, chùi nồi niêu xoong chảo cho sạch. Cũng ngày xưa, khi chưa có bột giặt, xàphòng, ở thôn quê người ta cũng thường dùng nước lọc từ tro để tẩy giặt quần áo.Tro là dấu chỉ sự tẩy rửa. Sau mùa cày cấy thu hoạch hoa qủa mùa màng người ta thường đốt những rơm rạ cỏ cây ngoài đồng, không chỉ nguyên cho ruộng đồng gọn gàng sạch sẽ, nhưng còn để lấy chất phân bón từ tro cho đất đai ruộng đồng. Tôi còn nhớ chỗ ruộng đồng nào có phèn chua lúa mạ không phát triển được, người ta thường đem tro đến rải cho hạ chất chua phèn. Sau vài lần, đất sẽ thuần thục phì nhiêu trở lại. Tro là chất làm cho đất ruộng mầu mỡ trở lại. Tro mang lại sự sống mới.
Tro là tập tục dấu hiệu của sự chóng qua mau tàn lụi và lòng ăn năn sám hối bên vùng Trung Ðống. Theo tập tục bên Do Thái trong Kinh thánh còn ghi lại: Tro được dự trữ dùng làm nước tẩy uế (Ds 19,9). Ông Áp-ra-ham đã khiêm hạ trước Thiên Chúa nhận mình là thân tro bụi (St 18,27).
Rắc tro trên đầu cũng là nghi lễ sám hối trong niềm tin đạo giáo văn hóa thời xa xưa bên Do Thái ( 2 Sam 13,19 – 1 Macabe 3,47).
Mặc áo vải thô và rắc tro trên đầu là dấu chỉ lòng ăn năn thống hối của con người với Thiên Chúa ( Eth 4,1, Mt 11,21).
Từ thế kỷ thứ 10. mỗi khi xức tro ngày thứ tư lễ tro thầy cả vẽ hình thánh gía trên trán hay đỉnh đầu người đến lãnh nhận tro.
Cũng từ thế kỷ thứ 12. tro ngày thứ tư lễ tro được đốt từ những cành lá dừa ngày chúa nhật lễ Lá năm trước và sau đó được làm phép để xức trên trán hay đỉnh đầu. Và khi xức tro trên đầu hay trên trán, linh mục vẽ hình thánh giá và đọc lới kinh thánh: Hỡi người hãy nhớ mình là bụi tro và sẽ trở về tro bụi!
Vậy hình thánh giá có ý nghĩa gì?
Hằng ngày chúng ta làm dấu thánh gía hay mang trên mình cây thánh gía. Thánh gía là dấu hiệu của ChúaGiêu. Thánh gía nhắc nhở cho ta: Chúa Giêsu chịu chết trên thánh gía vì loài người chúng ta. Không chỉ trong nhà thờ, nơi tư gia chúng ta nhìn thấy thánh gía, nhưng còn nơi nghĩa trang nữa. Đó đây trên phần mộ người đã qua đời, người ta thường cắm cây thánh gía. Thánh gía không phải là hình phạt nhưng nhắc cho ta đến sự chết. Mỗi khi vẽ hình thánh gía hay ngắm nhìn thánh gía, chúng ta thấy ngay hai chiều dọc và ngang. Chiều dọc thẳng đứng từ trên xuống dưới nối trời và đất với nhau, liên kết con người với Thiên Chúa. Chiều ngang nối liền hai bên tả và hữu nói lên cuộc sống con người trong tương quan liên đới với nhau. Chúa Giêsu chết trên thánh gía cứu chuộc con người khỏi tội lỗi, mang lại sự sống. Thánhgiá không còn là biểu tượng của hình phạt sự chết, nhưng là dấu hiệu của sự sống. Hình thánh gía bằng tro xức trên trán nhắc ta: nhờ và qua Chúa Giêsu đời sống của chúng ta vẫn còn tiếp tục sau khi chết. Vì Chúa Giêsu qua thập gía đã mang lại sự sống cho linh hồn con người. Tro xức trên trán hay trên đỉnh đầu cũng nhắc cho ta luôn phải tỉnh thức. Vì con người yếu đuối hay sao lãng sống theo ý muốn riêng tư nghiêng theo điều xấu hơn theo điều lành ngay chính.

Lm. Nguyễn ngọc Long

Cùng chung niềm vui

1. Nhận lãnh làn nước Bí tích Rửa tội gia nhập Hội Thánh Chúa

* Bé, Anton Phạm nhật Tùng, ngày 05.03.2006, St. Johannes, Köln
Chorweiler.
Hân hoan chúc mừng bé và cha mẹ bé. Chúc bé mau lớn khoẻ mạnh
trong vòng tay yêu thương của cha mẹ bé.

Thiên cung thánh triệu

Thiên Chúa nguồn đời sống đã gọi trở về với Ngài
+ Sơ Maria Nguyễn thị Lành, 96 tuổi, sau 75 năm sống đời tận hiến trong nhà Dòng, là chị ruột của Ông Trọng (CÐ Krefeld), ngày 21.01.2006, ở Việtnam.
Xin chân thành chia buồn cùng qúy tang quyến.

Sinh Hoạt Giáo Ðoàn

1. Bác ái mục đích của hết mọi người
* Hội bác ái Thánh Vinh Sơn Krefeld – Mönchengladbach trong năm 2005 vừa qua giúp đỡ những trẻ em và người nghèo khó ở Việtnam cũng như bên Palestina tổng cộng 3570, 93 Euro.
* Trong thánh lễ Giao Thừa, ngày 28.01.2006, đón mừng mùa Xuân mới Bính Tuất, giáo đoàn Köln - Aachen chúng ta đã quyên góp gửi tặng nạn nhân bị thiên tai động đất bên vùng Pakistan và Kaschmir 1000,00 Euro.
Xin chân thành cám ơn tấm lòng bác ái quảng đại của hết mọi người trong việc sống làm chứng nhân cho tình yêu Chúa cùng tình người trên trần gian.

2. Ngày trở về nguồn
Hôm 28.01.2006 ngày Giao thừa sang năm mới Bính Tuất Tết, Giáo đoàn chúng ta đã tụ tập về hội trường Marienschule, Mönchengladbach, dâng Thánh Lễ ngày cuối năm Ất Dậu tạ ơn Thiên Chúa cùng cầu xin bình an cho năm mới.
Sau thánh lễ các Cộng đoàn mở Hội Tết mừng Xuân Bính Tuất với những tiết mục văn nghệ ca vũ múa sống động cùng những quầy hàng món ăn hương vị quê hương ngày Tết dân tộc.
Xin ca ngợi và chân thành cám ơn lòng nhiệt thành sự hi sinh của mọi người, các Bạn trẻ đã cùng góp công sức cho ngày lễ hội mừng Xuân Bính Tuất được tốt đẹp.
Các Bạn trẻ đã tự tay làm những bông hoa và nướng bánh trong một quầy hàng với mục đích bác ái. Xin ca ngợi tinh thần của các Bạn. Cầu chúc các Bạn giữ mãi tinh thần niềm vui với tình con người và với truyền thống văn hóa quê hương chúng ta.

3. Sinh hoạt thiếu nhi hàng tháng
Các em thiếu nhi Düsseldorf gặp gỡ nhau sinh hoạt hàng tháng. Tháng này vào ngày Chúa nhật 26.02.2006 từ 15.00 đến 18.00 giờ, tại nhà hội trường nhà xứ Herz Jesu, nhà cha linh hướng, Roßstr. 75, Düsseldorf. Mời các em thiếu nhi ở các nơi khác đến cùng tham gia sinh hoạt đoàn thể.

4. Ðại hội Công giáo từ 03. – 05.tháng Sáu 2006
Ðại hội Công giáo Việtnam ở Ðức sẽ được tổ chức ở Aschaffenburg vào ngày lễ Ðức Chúa Thánh Thần hiện xuống.
Xin các Bạn Trẻ, các Ca đoàn cùng đi tham dự và tham gia vào sinh hoạt hát thánh ca trong các buổi lễ, cùng đóng góp vào phần văn nghệ trong những ngày đại hội.
Dịp này sẽ thuê xe buýt cho những ai cùng đi chung.

5. Hè về trong tiếng sáo diều dật dờ
Trại Hè 2006 từ ngày 26. đến 30 tháng Sáu, cho các em thiếu nhi và bạn trẻ từ 07 tới 15 tuổi, ở Wegberg.
Lệ phí trại: 45, Euro mỗi em
Ghi tên tham dự: anh Tuấn: 02191- 949167 - anh Anh 0211 – 544 76 80 - Anh Hồ đình Thuận 02151-73 66 99.

6. Hành hương kính viếng Ðức Mẹ Altöttingen vùng Bayern miền nam nước Ðức, thăm thành phố Passau (Ðức); Salzburg bên Aó, quê hương của nhạc sĩ đại tài Mozart, thăm nhà sinh ra của đức giáo hoàng Benedicto 16. ở Bayern. Ði về bằng xe buýt và ăn ngủ tại khách sạn Zurpostaltöttingen.
Từ thứ sáu 28.07.2006 đến thứ ba 01.08. 2006
Lệ phí. 270,€ mỗi người.
Ghi tên tham dự đến tháng 05. nơi cha linh hướng 0211 – 45 24 45.

Thư giãn

Tro bụi...

Bé Tâm theo Mẹ đến nhà thờ ngày thứ tư lễ tro. Trong thánh lễ em cùng mẹ đi lên trước bàn thờ để cha sở xức tro trên trán. Cha rắc tro và đọc: Con hãy nhớ mình là tro bụi và sau này khi chết sẽ trở vễ bụi tro! Dọc đường về nhà, em tò mò hỏi lại Mẹ:
- Má ơi, có thật sự mọi người sẽ thành tro bụi sau khi chết không?
Mẹ em gật đầu nói:
- Đúng vậy đó con!
Em lè lưỡi nói chen vào:
- Nếu thế thì ở gầm chuồng gà nhà ta có nhiều người chết nằm dưới đó. Vì ngày nào mẹ cung rắc tro duới đó quyét nhà!

Bài giảng ngắn

Ngày lễ cả, cha sở sau khi đọc E-van mở đầu bài giảng như sau: ‘‘ Thưa ông bà anh chị em, hôm nay tôi không giảng. Nhưng tôi có nhiều điều muốn nói với anh chị em… ‘‘

Cha linh hướng Dom. Nguyễn Ngọc Long
Roßstr. 77 , 40476 Düsseldorf - Derendorf
Tel. 0211 - 45 24 45
Email : longnguyen@songductin.de

 

Giáo Đoàn liên giáo phận Köln - Aachen