Vua Giêsu, một vị vua khác lạ.

Hằng năm vào Chúa nhật cuối cùng trong niên lịch phụng vụ của Giáo hội, lễ Chúa Giêsu Kitô là vua vũ trụ được mừng kính trọng thể.

Đâu là nguồn gốc lịch sử và ý nghĩa đạo đức thần học lễ Chúa Kitô Vua ?

Sau khi thế chiến thứ nhất ở Âu châu chấm dứt ( 1914-1918), vào thời điểm lúc đó các Vua chúa, Hoàng đế bên xã hội Âu châu đến giai đoạn chấm dứt. Họ mất hết quyền hành chính trị. Họ trở nên không còn ý nghĩa gì trong đời sống xã hội nữa. Và con người lúc đó sống trong hoang mang mất hướng. Họ đi tìm trông chờ một ai đó chỉ vạch ra con đường hướng đi.

Hình ảnh Chúa Giêsu là vị Vua của tình yêu và hoà bình công lý được trình bày diễn tả là giải đáp cho khát vọng con người trong lúc hoang mang chao đảo mất hướng đi. Chúa Giêsu là vị Vua bị chết treo trên thập gía vì tình yêu. Ngài là vua không phải vì khổ hình thập gía. Nhưng Ngài là Vua đã ngang qua cây thập gía: Sự chết của Ngài trên thập gía có gía trị mang đến sự giải thoát, ơn cứu chuộc cho tất cả mọi người.

Chính sự hy sinh chết trên thập gía của Vua Giêsu đã chứng tỏ chiều kích rộng lớn cùng sức mạnh: không vẻ bề ngoài, nhưng với tình yêu, lòng thương xót. Điều đó nói lên vương quốc của Vua Giêsu.

Trong sách Samuel ( 2 samuel 5, 1-3) diễn tả Vua David là một vị Vua với đầy quyền hành sức mạnh. Nhưng trong Phúc âm Vua Giêsu Kitô được diễn tả trái ngược hẳn lại là vị vua bị chế nhạo khinh bỉ, bị đóng đinh trên thập gía và chết cô đơn quằn quại trên đó.

David được xức dầu phong làm vua cai trị toàn thể mọi chi tộc Israel. Trái lại vua Giêsu được cho uống nước dấm chua, hoàn toàn bị bỏ rơi và bị bắt giao nộp đem xử án hành quyết.

Hình ảnh về vua chúa xưa nay được diễn tả như lịch sử những chuyện thần thoại và được tô vẽ đầy vẻ mầu sắc thâm cung huyền bí cùng lộng lẫy xa hoa nơi các báo chí, và trên phương tiện truyền thông.

Chúa Giêsu Kitô thì hòan toàn khác hẳn. Chính Chúa Giêsu trả lời cho qua Tổng trấn Philitô, chính Ngài là vua, không phải là một vị vua ở trên trần gian này để cai trị các dân tộc. Nhưng Ngài đến trần gian là vua để giải thoát con người khỏi tội lỗi và đem con người đến làm hòa với Thiên Chúa.

Và Ngài đến là vua làm chứng cho sự thật ( Ga 18,37). Sự hy sinh chết của Ngài trên thập gía là chứng từ nói lên Thiên Chúa là tình yêu. Thập gía là ngai của vua tình yêu mang lại ơn cứu độ cho con người thoát khỏi hình phạt sự chết vì tội lỗi.

Vì thế Ngài đã trở nên vị vua của tình yêu và sự thật. Tình yêu và sự thật gõ cánh cửa trái tim cùng trí khôn con người. Một khi tình yêu và sự thật được chấp nhận cho thấm nhập vào trong đó, sự bình an và niềm vui lan tỏa cho tâm hồn đời sống con người.

Lễ Chúa Kitô Vua

Lm.. Daminh Nguyễn ngọc Long