Làn gió Đức Chúa Thánh Thần

Không khí không có thể nhìn thấy bằng mắt thường, và cả gió cũng như vậy.

Nhưng qua tầng thần kinh cảm gíac ta cảm nhận ra có gió thổi đến. Hay khi cây cối chuyển động nghiêng ngả ta biết là có gió thổi vào.

Tuy không nhìn thấy gió, nhưng nhận ra hiệu qủa của gió gây ra.

1.Hiệu qủa của gió trong thiên nhiên

Ngày xưa, hình ảnh này còn thấy nhiều bên các nước Âu Châu vẫn còn như dấu kỷ niệm về di tích lịch sử, người ta làm xây dựng lò nhà xay bột cũng lấy từ sức gió quạt thổi cho cối trục cối xay chạy vận chuyển.

Lò xay xây to kiên có, bên ngoài ở tên nóc cạnh lò có cánh quạt làm thành hình tròn có ba bốn cánh to nối liền với cối xay bên trong lò. Khi gió thổi cánh quạt xoay chuyển gây ra sức mạnh làm cho cối xay trong lò xoay chuyển động.

Kỹ thuật này là một phát minh của người ngày xưa vào thời kỳ máy móc chưa phát triển, cũng đã là một tiến bộ tiết kiệm phần nào sức lực con người phải bỏ ra để làm cho cối xay vận chuyển và nhanh hơn sức người xay bằng tay. Và ngày nay những lò cùng kỹ thuật đó trở thành di tích lịch sử về cách làm ăn sinh sống của con người.

Gió đã gây ra sức mạnh chuyển động giúp đời sống công ăn việc làm cho con người trở nên thuận tiện hơn.

Cũng ngày xưa, và ngày nay cũng vẫn còn, có những con tầu vượt biển nhờ sức gió thổi làm căng cánh buồm làm cho tầu thuyền lướt sóng chạy tới nơi muốn đến. Trong ngành thể thao giải trí ngày hôm nay có những du thuyền chạy bằng buồm nhờ sức gió thổi đẩy thuyền lướt sóng chạy.

Bây giờ ở nhiều quốc gia đất nước không chỉ trên núi cao, nơi đồng bằng mà cả ngoài khơi biển cả, người ta cũng dựng những cột cao có cánh quạt to quay vận chuyển ngày đêm. Đây là những máy thu phát điện nhỏ nhờ sức gió quay vận cánh quạt khiến cho động cơ chạy hoạt động làm phát ra điện mà không cần đến xăng dầu, cùng không có tiếng nổ động cơ phát ra.

Kỹ thuật lấy sức gió phát thành điện là một phát minh thời đại mới bây giờ. Nó không chỉ tiết kiệm xăng dầu ngày càng trở nên mắc, cùng có thể trở nên khan hiếm, mà còn gìn giữ cho môi trường không khí được trong lành không bị khói độc hại CO2 do xăng dầu của máy nổ thải ra gây ô nhiễm.

Gió tạo ra sức mạnh không chỉ làm vận chuyển, mà còn có khi gây ra đố nát hoang tàn như gió trong bảo tố của trận cuồng phong trong thiên nhiên.

Gió không chỉ mang đến hiệu qủa sức mạnh, cùng làm cho không gian được trong lành sạch sẽ , mà còn mang đến sự dịu mát

2. Hiệu qủa làn gió thần thánh

Vào ngày trời nóng nực mùa hè, khi có gió thổi đến, ta cảm thấy khoan khoái nhẹ nhàng làn không khí dịu mát làm cho tinh thần bỗng tươi tỉnh phấn khởi lên. Trái lại, khi trời nóng bức mà không có gió thổi đến, ta cảm thấy ngột ngạt khó chịu, khó thở nữa.

Không nhìn thấy Gió. Nhưng gió không phải là bóng ma quái gì. Trái lại gió là một thực tại trong thiên nhiên cần thiết cho đời sống con người.

Trong đời sống đức tin đạo giáo cũng cần làn gío thổi vào. Chúa Giesu đã nói cho biết ngọn gió đó là Đức Chúa Thánh Thần ( Ga 3,8).

Trong ngôn ngữ Hylạp Pneuma và tiếng Do Thái Ruach, chỉ về Đức Chúa Thánh Thần, Đấng là gió là hơi thở.

Mà đã là gió thì không nhìn thấy bằng mắt, nhưng cảm nhận ra qua những hiệu qủa của gió.

Trong kinh thánh nơi sách Sáng Thế ký diễn tả Đức Chúa Thánh Thần như làn gió bay lượn trên mặt nước trong không gian (St 1,1)

Cũng trong Sáng thế ký thuật lại khi tạo dựng nên con người, Thiên Chúa lấy bùn đất nặn nên hình tượng họ và thổi hơi vào mũi, con người liền có hơi thở sức sống. ( St 2,7).

Thần khí Thiên Chúa hay Đức Chúa Thánh Thần là làn gió, làn khí hơi thở thần thánh phát xuất từ Thiên Chúa.

Sách Tông đồ công vụ vẽ hình ảnh Đức Chúa Thánh Thần như làn gío thổi:

„Khi đến ngày lễ Ngũ Tuần, mọi người đang tề tựu ở một nơi, bỗng từ trời phát ra một tiếng động, như tiếng gió mạnh ùa vào đầy cả căn nhà, nơi họ đang tụ họp.“ ( Cv 2,1)

Đức Chúa Thánh Thần như thế là năng lượng cùng là sức sống hơi thở cho đời sống.

Người ta cảm thấy có gío thổi đến, nhưng không bắt giữ gió lại được. Chúng ta chỉ có thể đặt mình trước gió hứng hiệu qủa làn gió thổi mang đến, như những cánh quạt được dựng trong không gian hứng gió thổi làm cho quay vận chuyển trong gió phát ra điện, hay như cánh buồm căng ra khi gió thổi đến làm tầu thuyền chạy di chuyển.

Vì thế, Chúa Giêsu khi nói chuyện với Ông Nicodemo về Chúa Thánh Thần đã tâm sự: „ Gió muốn thổi đâu thì thổi; Ông nghe tiếng gió thổi, nhưng không biết gió từ đâu tới và thổi đi đâu. Ai sinh bởi Thần khí (Chúa Thánh Thần) thì cũng như vậy.“ ( Ga 3, 8).

**************

Trong đời sống chúng ta cũng đã có lần hoặc nghe, hoặc tự nhận xét: ai đó ăn nói, viết lách trôi chảy lưu loát như gió!

Và khi nói lên ý định muốn khai mở Công Đồng Vatican thứ hai năm 1965, Đức cố Giáo Hoàng Gioan thứ 23 đã kêu gọi: „ hãy mở cửa cho làn gío thổi vào !“

Làn gió mà ngài nói đến không phải là làn gió thổi tạt làm ngả nghiêng cây cỏ. Nhưng là làn gió Đức Chúa Thánh Thần, làn gió thần linh của Thiên Chúa.

Chính làn gío này mang đến sức sống phấn khởi vươn lên cho Giáo Hội Giêsu trong những khi gặp khủng hoảng, khi cần đổi mới.

Làn gió này không tàn phá ngôi nhà Giáo Hội, hay đánh tạt con thuyền Giáo Hội Chúa Giêsu dạt vào nơi hoang vu sỏi đá cho bị tan nát nhậm chìm. Nhưng làn gío này thổi vào làm cho cánh buồm con thuyền Giáo Hội căng lên có sức mạnh lướt sóng vận hành chạy tiếp tục.

Con người cần làn gió thổi đến cho sức sống tươi tỉnh vươn lên. Nhưng làn gió Đức Chúa Thánh Thần cần hơn cho đời sống tâm linh tinh thần, cho mỗi người cùng cho cả Giáo Hội ở trần gian:

„Nói xong, Người ( Chúa Giêsu) thổi hơi vào các ông và bảo: "Anh em hãy nhận lấy Đức Chua Thánh Thần. Anh em tha tội cho ai, thì người ấy được tha; anh em cầm giữ ai, thì người ấy bị cầm giữ."( Ga 20,23.)

Lễ Đức Chúa Thánh Thần hiện xuống

Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long