Chúa Giêsu sống gần gũi.

Bạn có thích khoe đôi chân của bạn ra bên ngoài cho người khác xem không?

Có thể có nơi các người phụ nữ, nhất là vào mùa những ngày nắng đẹp, họ săn sóc đôi giầy, đôi xăng đan cho đẹp, hay chân đi mang dầy, xăng đan hình dáng kiểu khác thường hay hay vui mắt. Chứ thông thường đôi chân chúng ta thường bọc ẩn kín trong dớ tất.

Trái lại ở nhà người ta thường đi dép trong nhà, có người chỉ đi dớ tất, hay còn đi chân không dầy, không dớ cho thoải mái . Vì ở trong nhà ấm áp, và không có ai ngoài người thân gia đình thôi. Điều này nói lên sự thân tình, sự gần gũi nhau giữa người thân cùng chung sống với nhau.

Đôi chân là phần thân thể con người, Đấng tạo Hóa đã tạo dựng như thế nơi mỗi con người. Đôi chân cũng như các chi thể khác của thân thể con người, là phần riêng tư của mỗi người. Vì thế không phải ai chúng ta cũng lộ ra cho xem. Nếu người khác đụng chạm vào chân, với nhiều người gây ra cảm giác rợn rùng khó chịu. Vì đụng chạm vào chân là sát gần với da thịt, thần kinh sát gần với con người của ta.

12 Môn đệ học trò chính Chúa Giêsu khi ra rao giảng nước Thiên Chúa đã tuyển chọn kêu gọi là những người thân thích sát gần sống chung với. Nên Ngài muốn tỏ ra cho họ cử chỉ Ngài sống sát gần với họ. Cử chỉ sát gần đó là ngài rửa chân cho họ.

Thời Chúa Giêsu, theo phong tục văn hóa lúc đó quan niệm về đôi chân không mấy nghiêm ngặt về tính cách riêng tư của mỗi người cho lắm, như ngày hôm nay.

Vào thời Chúa Giêsu, theo phong tục văn hóa những người phục vụ, những người đầy tớ giúp việc nhà, thường làm công việc lau phủi bụi rửa chân cho khách đến nhà. Vì vào thời đó người ta nếu có, chỉ có đôi xăng đan thôi.

Ấy thế mà khi Chúa Giêsu rửa chân cho các môn đệ học trò đến lượt Phero, Ông phản ứng cự tuyệt ngay. Có lẽ Phero cũng có cảm giác khó chịu khi bị đụng vào chân mình, mặc dù Ông nghĩ khác.

Với Phero, Chúa Giêsu, người Thầy của mình cùng là Thiên Chúa, Đấng có địa vị cao cả, mà lại sát gần mình như thế. Nên có thể là điều rất khó cho ông hiểu chấp nhận được.

Nhưng Chúa Giêsu không để mình bị đánh lạc hướng. Ngài không lùi bước. Nhưng tiếp tục sát gần bên cạnh các môn đệ học trò mình bằng cử chỉ rửa chân cho họ, và còn cắt nghĩa cho họ hiểu vể cử chì này nữa.

Chúa Giêsu là Thầy, là Thiên Chúa, nhưng ngài làm công việc phục vụ của người hầu hạ, người đầy tớ đi rửa chân cho người khác, là muốn sát gần với các môn đệ học trò mình. Và Ngài còn yêu cầu các Ông : Hãy làm như Thẩy đã làm.

Đây là cử chỉ có một không hai nói lên cung cách nếp sống tình yêu trọn vẹn không giới hạn nào. Thánh Gioan đã viết trong phúc âm“ Trước lễ Vượt Qua, Đức Giê-su biết giờ của Người đã đến, giờ phải bỏ thế gian mà về với Chúa Cha. Người vẫn yêu thương những kẻ thuộc về mình còn ở thế gian, và Người yêu thương họ đến cùng. “ Ga 13,1.

Chúa Giêsu rửa chân cho 12 Môn đệ là một quãng đường của con đường yêu thương của Ngài. Con đường yêu thương đó kết thúc hoàn hảo nơi cây thập tự trên đồi Golgotha, nơi đó Ngài bị kết án đóng định cho tới chết.

Cung cách rửa chân của Chúa Giêsu như thế theo khía cạnh đạo đức thần học cũng là một Bí Tích giúp cho các Môn đệ Chúa Giêsu hiểu cảm nhận ra tình yêu và sự sát gần của Chúa với họ.

Con người chúng ta cảm nhận ra, khi gặp gỡ Chúa Giêsu qua Bí tích Thánh Thể dưới hình Bánh và Rượu là hy lễ tình yêu của Chúa Giêsu cho con người.

Con người chúng ta có thể cảm nhận ra, khi hành động như Chúa Giêsu đã làm, là rửa chân cho người khác , tức là phục vụ người khác với lòng yêu mến khiêm nhượng kính trọng không biên giới.

Thứ Năm Tuần Thánh 2015
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long