Nhịp cầu đất trời

Trên thị trường sách vở, phim ảnh, báo chí xuất hiện nhiều tập phiên bản mới về cùng một đề tài cốt truyện. Tập sau nối tiếp truyện đề tài của tập trước đã xuất bản. Và như thế câu chuyện đề tài trở nên có khởi đầu có đoạn kết.

Trong đạo công gíao cũng có như vậy. Đó là sách Kinh Thánh. Sách này chứa đựng nền tảng giáo lý của đạo Công gíao. Sách Kinh Thánh được chia ra thành hai tập: Cựu ước và Tân ước.

Tập sách Cựu ước thuật lại việc Thiên Chúa tạo dựng trời đất vũ trụ, cây cỏ, thú vật và con người. Sách Cựu ước tường thuật đoạn đường dài lịch sử dân Thiên Chúa tuyển chọn, là dân Do Thái, với Thiên Chúa.

Tập sách Tân ước bất đầu với Chúa Giêsu, đấng là Con Thiên Chúa xuống trần gian làm người. Trọng tâm của Sách Tân ước viết thuật lạ sự sinh ra, đời sống, những hành động lời giảng dạy, sự hy sinh đau khổ, sự chết, sự phục sinh sống lại, lên trời của Chúa Giêsu Kito quãng đường 33 năm sinh sống trên trần gian của Ngài. Sách còn thuật lại sự phát triển của Hội Thánh Chúa Kito, cũng như đời sống đức tin của các tín hữu Chúa Kitô, bắt đầu từ Giêrusalem lan ra khắp nơi trên thế giới.

Khi đọc sách Kinh Thánh Tân ước có người đọc thích hơn. Vì sách viết thuật lại những lời cùng cử chỉ của Chúa Giêsu chan hòa tình yêu thương của Thiên Chúa là người Cha của con người. Đọc sách này người ta bị đánh động cùng cảm nhận ra lòng mến Chúa yêu người hơn. Sách nói về Chúa Giêsu đã sống như thế nào, Ngài đã chiến thắng sự chết, đã sống lại, và qua đó đem lại sự sống ơn cứu độ cho con người.

Thật là một sách tường thuật giáo lý về sự sống và tình yêu thương.

Khi đọc sách Cựu ước hình ảnh những câu chuyện về bạo lực chiến tranh, về hình phạt nhiều hơn. Nên nhiều người không mấy thích đọc sác này.

Như thế có phải hai sách Kinh Thánh trái ngược nhau, không sách nào ăn nhịp với sách nào, hai sách hoàn toàn khác nhau, hay sách Tân ước tốt hơn sách Cựu ước ?

Không phải như thế.

Chính Chú Giêsu đã nói qủa quyết: Ta không đến để xóa bỏ sách Cựư ước, nhưng để hoàn thành cho trọn vẹn.

Đời sống Chúa Giêsu, sự hy sinh chịu chết của ngài, sự sống lại, là tiếp tục lịch sử của Thiên Chúa với con người, mà Ngài tạo dựng nên, cho hoàn hảo tới tận cùng.

Trong sách Tân ước, phúc âm Chúa Giêsu theo Thánh Mattheo thuật lại cảnh Chúa Giêsu đi kêu gọi các Môn đệ đầu tiên theo dọc bờ biển, bên kia sông Giodan miền Galilea, và Ông thêm: Như thế để ứng nghiệm lời Tiên tri Isaia đã nói.

Và qủa đúng như thế, Tiên tri Isaia đã nói trong sách Cựu ước: Dân miền đất Giabulon và Nephthali rất hèn hạ, trong tương lai dần dần trở thành đường biển bên kia sông Giodan trở thành Galilêa các dân tộc. Dân chúng đi trong tối tăm đã thấy một ánh sánh vĩ đại, và một ánh sánh đã chiếu soi trên dân ở vùng bóng sự chết.

Như thế , con người thời Chúa Giêsu, những người Do Thái đã đọc cùng nghe được lời Tiên Tri Isaia trong sách Cựu ước, và đã nhìn thấy lời đó đã thành hiện thực với Chúa Giêsu thành Nazareth. Chúa Giêsu là người Thiên Chúa sai đến đem ơn cứu chuộc cho con người.

Ngày nay chúng ta nghe đọc những lời đó trong Kinh Thánh, chúng ta nhớ lại Chúa Giêsu là người sinh trưởng ở đất nước Do Thái, lớn lên, học hành trên quê hương Do Thái vùng miền Galilea làng Nazareth. Ngài lớn lên trong đức tin đạo giáo Do Thái. Ngài hiểu biết sách Cựu ước rất rành rẽ. Và như thế không có sự gián đoạn bẻ gẫy , hố sâu hay bức tường ngăn cách giữa sách Cựu ước và sách Tân ước, nhưng là nhịp cầu giữa hai bên.

Chúa Giêsu là nhịp cầu này. Nhịp cầu Giêsu từ trời cao xuống trần gian. Nhịp cầu này xét theo con người, có căn rễ sâu trong nền đất Cựu ước Do Thái.

Nhịp cầu Giêsu nối bắc từ bờ Cựu ước sang bờ Tân ước cho lịch sử của Thiên Chúa với con người được hoàn thành. Thiên Chúa đã tạo dựng con người - thời Cựu ước -, và qua Chúa Giêsu - thời tân ước - ban ơn cứu chuộc cho con người.

Sách Kinh Thánh Tân ước là sách viết thuật lại tiếp nối sách Kinh Thánh Cựu ước.

Chính Chúa Giêsu và Giáo lý của người thuật trong sách Tân ước là nhịp cầu nối liền giữa cũ và mới, giữa đất với trời, và giữa con người với Thiên Chúa.

Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long