Vùng trời sa mạc

Ngôn sứ Isaia đã khuyến khích hô hào: „Vui lên nào hỡi sa mạc và đồng khô cỏ cháy.“

Nói đến sa mạc chúng ta nghĩ ngay đến vùng toàn cát nóng, mặt trời chiếu nắng gay gắt, đến vùng hoang vu khô cằn không có cây cối cùng nước, đến khí hậu khắc nghiệt nóng bỏng vào ban ngày và vào ban đêm lạnh rét. Đó là sa mạc thiên nhiên địa lý trong công trình tạo dựng của Thiên Chúa.

Vậy sa mạc mà Ngôn sứ Isaia đã hô hào thúc đẩy mừng vui lên là gì vậy?

Sa mạc nói đến trong Kinh Thánh và trong những bài thánh ca mùa vọng không là sa mạc hình thể địa lý, nhưng là hình ảnh nói về sa mạc tâm linh, về tinh thần đức tin và kinh nghiệm đời sống con người.

Hầu như ai trong chúng ta cũng đều đã có kinh nghiệm, cảm nghiệm thế nào là vùng sa mạc trong đời sống của mình. Sa mạc đó có nhiều bộ mặt khác nhau. Nó xuất hiện trong ta và chung quanh ta. Nó gây ra tình trạng khao khát mong chờ, khiến thể xác lẫn tâm hồn tinh thần mòn mỏi mệt nhọc.

Chúng ta tất cả đều biết đến tên của những loại sa mạc này và cả bộ mặt của chúng gây nên thảm trạng rùng mình sợ hãi. Giữa nơi tỉnh thành phố đô thị có những vùng nhà cửa toàn xây dựng bằng bê tông cốt sắt, gạch đá, nhà cửa xây chen chúc bưng kín không còn chỗ thông thoáng cho không khí tươi mát nữa, cho nếp sống được có cơ hội phát triển.

Con người chúng ta cũng cảm nhận ra vùng sa mạc trong trái tim tâm hồn mình, khi vướng vào tình trạng trống rỗng, mệt mỏi chán chường , đầy thất vọng. Đó là hình ảnh của cô đơn bị bỏ rơi. Sa mạc đồng nghĩa với một cái gì không có ý nghĩa, không có sự tương quan tình liên đới trong đời sống. Tất cả như khô héo tàn lụi.

Theo những vị sống đời khổ hạnh ẩn tu thời Giáo Hội sơ khai lúc ban đầu, sa mạc là nơi chốn của ma qủi thần dữ cư ngụ, nơi bóng tối bao phủ, nơi đó thần dữ rình rập tấn công xâm chiếm con người. Theo hình ảnh đó có thể ngày hôm nay nói được rằng: sa mạc là nơi chốn thần dữ sự xấu thống trị chạy theo với suy nghĩ thời đại. Đó là thần của quyền lực sức mạnh, thần bóc lột, thần phá hoại, thần hận thù ghen ghét, thần hoài nghi không còn tin tưởng gì nữa.

Và trong con người ta cũng cảm nhận ra sức mạnh lôi kéo chỉ muốn được tự do, được hưởng thụ không còn kỷ cương giáo hóa nữa, đi sai lạc đường hướng, không còn biết định hướng nào là ngay chính nữa. Và sau cùng chỉ còn muốn làm sao chạy thoát ra khỏi nơi đó.

Trong những vùng sa mạc đời sống như thế, như Ngôn sứ Isaia hô hào, chúng ta xây con đường cho Chúa đến. Chúa đến với con người không trên con đường thành công và qua những thành tích chúng ta đã làm như điều kiện chứng minh. Nhưng Ngài đến nơi có nhiều hỗn mang lộn xộn chao đảo, nơi khô cằn hoang vu.

Mùa Vọng mong muốn khích lệ tinh thần người tín hữu Chúa Kito, đừng vì những sa mạc khô chồi hoang vu trong đời sống mình mà mang đi quăng ném vào đống rác tất cả. Nhưng hãy chấp nhận thực trạng đời sống, và cố gắng để hiểu, cùng mang ra trước mặt Chúa. Và như thế Chúa sẽ đến với, và cuộc gặp gỡ sẽ tràn ngập không khí tình con người. Và đó là liều thuốc chữa lành vết thương sa mạc trong tâm hồn cho con người.
Nếu con người để Chúa đi vào trong vùng sa mạc tâm hồn mình, có thể vùng khô chồi sẽ như Ngôn sứ Isaia đã hô hào khuyến khích: Vùng đất hoang hãy mừng vui như khóm huệ, và hân hoan múa nhảy reo hò.

Trong Kinh Thánh vùng sa mạc không chỉ là hình ảnh của hãi hùng sợ hãi, của nguy hiểm, nhưng sa mạc là nơi chốn của những giằng co, của thử thách luyện tập đổi mới cho thuần thục trong sáng ra.

Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long