Nếp sống khiêm nhượng

Trong đời sống xã hội, nếp sống khiêm nhượng được nói tới như dậy bảo khen chê người khác nhiều hơn. Và người sống nếp sống lòng khiêm nhượng thường bị coi thường, bị lấn lướt.

Nếp sống khiêm nhượng , vì thế, thật rất đáng tiếc bị coi như tiêu cực, nhu nhược yếu kém, nhất là trong cuộc sống tranh đua chen lấn mạnh được yếu thua ngày nay.

Và nếp sống này không được chú ý tôn trọng, mặc dù cần thiết cùng quan trọng cho đời sống chung giữa con người với nhau.

Vậy người sống khiêm nhượng là người thế nào?

Kinh Thánh ca ngợi người có nếp sống khiêm nhượng:“ Càng làm lớn, con càng phải tự hạ. Như thế, con sẽ được đẹp lòng Thiên Chúa. Vì quyền năng Thiên Chúa thì lớn lao: Người được tôn vinh nơi các kẻ khiêm nhượng.“ ( Hc 3, 20)

Thánh nữ Terexa thành Avila, người đã can đảm có công cải tổ nếp sống Dòng kín và xây dựng nhiều Tu viện dòng kín, đã có suy nghĩ về lòng khiêm nhương là nếp sống theo sự chân thật.

Sống theo sự chân thật là người biết mình là ai, biết mình có thể làm được gì, là người nhận biết giới hạn khả năng cùng yếu điểm của mình, là người hai chân đứng vững trên mặt nền đất cứng chắc.

Sống theo sự chân thật là cũng nhận ra giới hạn cùng sự yếu kém nơi người khác, và không vì thế làm tổn thương hại họ. Trái lại tôn trọng họ.

Nếp sống khiêm nhượng không là chối bỏ khả năng của mình, cùng không là tự ti mặc cảm cho mình là bé nhỏ thấp kém.

Nếp sống khiêm nhượng đặt mình trong tình yêu Thiên Chúa, Đấng không phân biệt kẻ ở trên người ở bên dưới.

Nếp sống khiêm nhượng không là sự yếu kém, nhưng là mạnh khỏe; không là sự lệ thuộc bị giới hạn, nhưng được giải thoát.

Nếp sống khiêm nhượng không bắt phải cúi mình xuống thấp, nhưng vực dậy củng cố cho đứng thẳng trên nền vững chắc dưới chân.

Chúa Giêsu cũng đã nhắn nhủ về nếp sống theo sự chân thật: Ai tự nâng mình lên, sẽ bị hạ xuống. Ai tự hạ mình xuống, sẽ được nâng lên.

Nếp sống theo sự chân thật không là một trò chơi trình diễn, nhưng là cần thiết và là một bổn phận trong đời sống trong tương quan với Thiên Chúa và giữa con người với nhau trong đời sống.

Nếp sống khiêm nhượng sống theo sự chân thật là nhân đức nếp sống đạo đức.

Lm. Đaminh Nguyễn ngọc Long