Suy tư của Đức giáo hoàng Benedicto 16.
về nước

1. Làn nước Bí tích rửa tội
„ Trong đêm canh thức mừng Chúa Giêsu sống lại, nước rửa tội là dấu chỉ hình ảnh quan trọng. Theo Kinh thánh nước có hai ý nghĩa đối nghịch nhau trong bí tích rửa tội. Một mặt đó là đại dương mênh mông như sức mạnh đối chọi với sự sống trên địa cầu, như sự đe dọa triền miên nội tâm sâu thẳm, mà Thiên Chúa đã phân lằn ranh giới tuyến ra. Vì thế, sách Khải Huyền nói đến một thế giới mới của Thiên Chúa không còn biển khơi đại dương nữa. ( Kh 21,1).

Nước là yếu tố nói đến sự chết. Dấu chỉ hình ảnh Chúa Giêsu Kitô chết trên thập gía: Chúa Giêsu Kitô đã chìm lặn xuống trong nước sự chết, như dân Israel đi qua lòng Biển Đỏ ngày xưa. Từ sự chết chỗi dậy sống lại Chúa Giêsu đã mang đến cho chúng ta sự sống. Điều này mang ý nghĩa, bí tích rửa tội không chỉ là sự tẩy rửa, nhưng là sự sinh lại: chúng ta cùng đi xuống vào lòng biển sự chết, để sau đó như tạo vật mới đi trồi vượt lên.

Nước là nguồn mang đến cho sự sống sức tươi mát, hay cũng tạo thành dòng chảy nơi sông, nơi suối, mà từ đó sức sống vọt phát sinh lên. Bí tích rửa tội theo luật lệ cũ của Giáo Hội phải lấy từ dòng nước tươi mát chảy luân chuyển. Không có nước, không có sự sống.“

Bài giảng đêm canh thức phục sinh ngày 11.04.2009

2. Dòng nước Biển Đỏ

„ Nước một mặt nhắc nhớ đến dòng nước Biển Đỏ, đến sự chìm lặn và sự chết, đến mầu nhiệm bí ẩn của cây thập gía. Nhưng nó cũng là hình ảnh như nguồn nước, như yếu tố mang đến sự sống cho nơi khô cằn hạn hán. Như thế nước trở thành hình ảnh dấu chỉ của Bí tích Rửa tội, qua đó chúng ta được tham dự vào sự chết và sự sống lại của Chúa Giêsu Kitô.“

Bài giảng đêm canh thức phục sinh ngày 23.04.2011

3. Nguồn suối trong lành

“Nước mang đến sức sống. Nước mang lại sự trong sạch, sức khoẻ… Theo tôi nghĩ, chúng ta có thể nhìn nước là hình ảnh về sự chân thật trong đức tin: một sự chân thật không bị làm sai lệch, không vướng dơ bẩn. Chúng ta cần sự trong lành là khát vọng một đời sống lành mạnh, sự chân thật không bị làm sai lạc, để có thể sống, ước vọng một bản tính con người không bị làm ra ô uế dơ bẩn.”

Bài giảng ngày16.04.2012