Một vài suy tư của Đức giáo hoàng Benedicto 16.
về sách Kinh Thánh

1. Quyển sách của và cho nhân loại

„ Sách Kinh Thánh không là một quyển sách rớt xuống trần gian từ trời cao. Nhưng là một quyển sách thành hình phát triển trong lòng đời sống dân Thiên Chúa, và họ cùng sống với một chương trình dự án chung. Nên sách Kinh thánh luôn luôn thời sự, cùng sách đó không thể bị chia tách lìa ngăn cách tách ra bên lề đời sống. Sách Kinh Thánh nằm trong tương quan với truyền thống và với Giáo Hội. „

Trên chuyến máy bay tới thăm mục vụ đảo Zyper ngày 04.06.2010

2. Sách mặc khải

„ Thiên Chúa tự mạc khải chính mình trong lịch sử. Người nói với con người và Lời của ngài là lời sáng tạo. Tiếng Do Thái „ dabar“ vẫn được hiểu dịch là „Lời“, có nghĩa trên thực tế vừa là „Lời“ cùng vừa là „công việc“.

Thiên Chúa nói điều ngài làm, và ngài làm điều ngài nói. Trong Kinh Thánh cựu ước Ngài loan báo cho dân Do Thái sứ mạng Chúa Cứu Thế đến, và giao ước mới. Trong hiện thân ngôi Lời nhập thể làm người, Ngài đã hoàn thành những lời đoan hứa…Trên đường lữ hành trần thế về quê hương trên trời, chúng ta tất cả phải nuôi dưỡng mình bằng Lời và Bánh mang lại sự sống vĩnh cửu. Các Thánh Tông đồ đã tiếp nhận Lời cứu chuộc và truyền trao lại cho các người kế vị các ngài, như một nữ trang qúy gía, mà Giáo Hội có nhiệm vụ giữ gìn bảo quản.“

Sứ điệp ngày Thế giới giới trẻ thứ 21., ngày 22.02.2006

3. Trong mối tương giao liên quan.

„Trong ánh sáng Chúa phục sinh, trong ánh sáng của cộng đoàn lữ hành mới đã được ban tặng với Thiên Chúa, con người phải học cách thế mới đọc Kinh Thánh cựu ước…Không phải nhấn mạnh đến những dữ kiện của tường thuật, nhưng trước hết dẫn đưa những dữ kiện không rõ ràng cho thông hiểu sang cung cách thông hiểu mới. Sự thông suốt hòa nhịp giữa dữ kiện và Lời không nằm ở cấu trúc bài tường thuật, nhưng là cách xây dựng cho đức tin Kitô giáo. Không có điều đó sự phát triển thành hình của Giáo Hội không hiểu được, mà sứ điệp của Giáo Hội xuyên qua sự ràng buộc liên quan giữa ý nghĩa và lịch sử làm nên uy tín cùng sự thách đố trong lịch sử đã có và còn tiếp tục lãnh nhận: Nơi nào sự tương giao liên quan với nhau bị hóa giải, cấu trúc căn bản của đức tin Kitô giáo cũng bị hóa giải.“

Jesus von Nazareth, Band I I., S. 227

4. Dưới ánh sáng đức tin và lý trí

„ Sách Kinh Thánh phải được đọc hiểu trong tinh thần như người viết hiểu viết ra. Kinh Thánh phải được đọc trong toàn thể, trong sự thống nhất. Điều này chỉ có thể có được, khi người ta coi sách đó là sách của dân Thiên Chúa đang trên đường lữ hành tiến về Chúa Giêsu Kitô.

Cần thiết không phải là đơn giản cắt đứt ngắt quãng, nhưng là sự tự phê bình phân tích của phương pháp khoa học lịch sử; tự phê bình phân tích của lý trí lịch sử giúp nhận ra giới hạn, và nhận ra sự tổng hợp của hiểu biết phát xuất từ đức tin. Tóm lại là một sự hợp đề giữa sự lý giải của lý trí theo sử học và của đức tin. Chúng ta phải liên kết cả hai theo cách thế đúng đắn và cùng phù hợp trong mối tương quan căn bản giữa đức tin và lý trí.“

Licht der Welt, S. 201.