Một vài suy tư của Đức giáo hoàng Benedicto 16.
về Giáo Hội

1. Giáo Hội và tình yêu Thiên Chúa

„Thiên Chúa đã tự hóa thành hữu hình: trong Chúa Giêsu chúng ta có thể thấy được Chúa Cha (x Ga 14:9). Thật vậy, Thiên Chúa hữu hình trong nhiều cách thế. Trong câu chuyện tình được Thánh Kinh tường thuật, Ngài đến với chúng ta, Ngài tìm cách chinh phục con tim chúng ta, đến tận cùng bữa Tiệc Ly, đến cạnh sườn bị lưỡi đòng thâu qua, đến những lần hiện ra sau Phục Sinh và đến những kỳ công cao cả qua đó, thông qua hoạt động của các thánh Tông Đồ, Ngài hướng dẫn Giáo Hội sơ khai trên những nẻo đường.

Chúa đã không vắng mặt trong lịch sử tiếp theo của Giáo Hội: Ngài gặp gỡ chúng ta luôn mãi nơi những người nam nữ chiêm ngắm sự hiện diện của Ngài trong lời Ngài, trong các phép bí tích, và đặc biệt trong bí tích Thánh Thể.

Trong Phụng Vụ của Giáo Hội, trong lời kinh của Giáo Hội, trong những cộng đoàn tín hữu sống động, chúng ta cảm nghiệm tình yêu của Thiên Chúa, chúng ta cảm nhận được sự hiện diện của Ngài và qua đó chúng ta học biết cách nhận ra sự hiện diện của Ngài trong đời sống hàng ngày. Ngài đã yêu chúng ta trước và Ngài còn tiếp tục yêu thương chúng ta; cả chúng ta, do đó, cũng có thể đáp lại với tình yêu.

Thiên Chúa không đòi nơi chúng ta một cảm giác mà chúng ta không sao tạo ra nổi. Ngài yêu chúng ta, Ngài làm cho chúng ta thấy và cảm nhận được tình yêu của Ngài, và vì "Ngài đã yêu thương chúng ta trước", tình yêu có thể nở hoa như là một lời đáp trả bên trong chúng ta.“
(Đức Giáo hoàng Benedictô 16., Thông điệp Deus Caritas est, số 17.)

2. Giáo Hội, Cộng đoàn Lời Chúa

“ Giáo Hội là một cộng đoàn nghe và loan báo Lời Chúa. Giáo Hội không tự mình sống còn, nhưng do nhờ Tin mừng của Chúa. Từ kho tàng lời Chúa Giáo Hội luôn luôn tìm ra hướng đi mới cho con đường sống của mình. Chỉ người nào trước tiên nghe Lời Chúa, mới có thể loan báo được. Giao Hội không hướng dẫn chỉ dạy sự khôn ngoan của riêng mình, nhưng là của Thiên Chúa, điều dưới mắt con người trần thế là điều điên rồ( xem 1. Cor 1,23). Giáo Hội phải luôn luôn tự đổi mới chính mình cho tươi trẻ sống động. Giáo Hội phải làm sao không bao giờ để lời Chúa trở nên gìa cỗi hay bị chiếm ngự. Lời Chúa hướng dẫn chúng ta do bởi ơn Chúa Thánh Thần đến nguồn chân lý ( Gioan 16,13).”

Kỷ niệm 40 năm thông điệp Dei Verbum, 16.09.2005.

3. Giáo Hội, sức sống nội tại tiềm tàng

“ Ở Brasilia một mặt nổi lên nhiều giáo phái mới thường rất khả nghi, vì đa số họ chỉ hứa hẹn sự thịnh vượng và thành công bề ngoài. Nhưng cũng có những khởi phát mới, sức năng động của những phong trào sống đạo nơi người Công giáo, như phong trào “ những Anh hùng tin mừng”. Họ là những người trẻ phấn khởi nồng nhiệt cảm nhận ra Chúa Giêsu Kitô là Con Thiên Chúa và loan báo cho trần gian biết về Người. Đó là năng lực của khởi phát và của một nếp sống mới.

Hay hướng nhìn nghĩ đến vai trò Giáo Hội bên Phi Châu, nơi đó Giáo Hội thường chỉ duy một mình có mặt ở ngay trong lòng xã hội với những chao đảo lộn xộn cùng phá hủy đổ vỡ do chiến tranh gây ra. Giáo Hội là nơi chốn chiếu tỏa tình người thi hành sứ mạng của mình để giúp đỡ con người. Giáo Hội dấn thân cho đời sống con người nơi đó, chăm sóc đến những bệnh nhân, trẻ con được chăm sóc giáo dục tử tế. Giáo Hội chiếu tỏa mang đến đà sức sống mới cùng sự phấn khởi cho con người và chỉ hướng con đường mới cho họ.

Điều này thì ít hơn ở bên xã hội phương tây chúng ta. Tuy không nhận ra rõ nét, nhưng cũng vẫn có những sáng kiến, những khởi phát nếp sống đức tin mới không phát sinh từ một cơ cấu hay từ bàn giấy hành chánh ra. Lối sống bàn giấy hành chánh đã kiệt quệ và tạo ra sự mỏi mệt chán chường.

Những sáng kiến phát xuất từ bên trong thâm tâm ra, từ niềm vui phấn khởi của lớp người trẻ. Nếp sống Kitô giáo nơi đây có lẽ mang một khuôn mặt khác, phải một bộ mặt văn hóa khác. Một bộ mặt không còn dáng điệu chỉ huy thúc ép điều khiển thế giới như đã có. Nhưng nó là sức năng động cho sự tồn tại của cả những điều khác nữa. Xuyên qua những gì tận mắt nhìn thấy cùng được sống trải qua, tôi hoàn toàn lạc quan tin tưởng rằng, Kitô giáo đang đứng trước một sức năng động mới.”

Licht der Welt, Seite 78-79.

4. Giáo Hội và phụ nữ

“Tiếp đến chúng ta nhận ra trong những bức thư của Thánh Phaolô có nhiều người phụ nữ được nhắc kể đến. Họ là những người có chỗ quan trọng trong thời Giáo Hội sơ khai. Họ là những người cộng tác đắc lực với lòng nhiệt thành trong loan báo Tin mừng. Họ can đảm sống làm chứng cho đức tin, và họ tụ tập những tín hữu Chúa Kitô đến cầu nguyện nơi nhà họ. Sứ mạng sai đi của những người phụ nữ trong Giáo Hội đặt nền tảng trên bí tích rửa tội. Qua Bí tích này mọi người tín hữu Chúa Kitô nhận được nhân phẩm là con Thiên Chúa. Bí tích này kéo đưa về hợp nhất trong Chúa Giêsu Kitô vượt qua những khác biệt, cùng theo khả năng kêu gọi vào phục vụ Thiên Chúa và con người…

Chúng ta muốn suy nghĩ đến vinh danh Thiên Chúa, vì Ngài đã cho những người phụ nữ vai trò thi hành sứ mạng trong Giáo Hội, nhất là việc nối tiếp lửa đức tin và tinh thần phụng sự vì tình yêu mến.Tôi cám ơn tất cả mọi người phụ nữ, đã sống qua cầu nguyện và nhân chứng cho phúc âm cùng sự hy sinh dấn thân của họ. Những điều đó là đóng góp xây dựng đời sống Giáo Hội không có gì thay thế được. “

Buổi triều yết chung ngày 14.02.2007