Một vài suy tư của Đức giáo hoàng Benedicto 16.
về Thiên Chúa

1. Tôi xin tin

“ Vâng, tôi tin thế giới vũ trụ và đời sống tôi không là một sản phẩm ngẫu nhiên phát sinh, nhưng do Thiên Chúa tạo dựng sinh thành từ lý trí vĩnh cửu và tình yêu trường tồn của Ngài.

Vâng, tôi tin trong Chúa Giêsu Kitô, Đấng đã nhập thể làm người, chịu khổ hình chết trên thập gía và đã sống lại, Thiên Chúa đã tỏ hiện khuôn mặt của Ngài. Khuôn mặt đó của Ngài ở trong Chúa Giêsu Kitô ngay giữa con người, cùng dẫn đưa chúng ta lại gần nhau, đi tới đích điểm tình yêu trường tồn.

Vâng, tôi tin Đức Chúa Thánh Thần, Đấng ban tặng chúng ta Lời sự chân thật cùng soi sáng trái tim tâm hồn ta. Trong cộng đòan Giáo Hội chúng ta tất cả trở thành một thân thể của Chúa, và cùng tiến về sự sống lại và sự sống vĩnh cửu.“

Bài giảng đêm thánh Phục sinh 22.03.2008

2. Chúng ta cần Thiên Chúa

„Tự sức mình, con người không thể vượt qua làm nên lịch sử. Điều này bằng chứng khoa học đã minh chứng rằng, con người sống trong hiểm họa do chính mình gây ra cho mình và cho thế giới. Con người chỉ có thể được cứu vớt, khi nếp sống đạo đức luân lý sống phát triển lớn mạnh trong trái tim tâm hồn họ, qua gặp gỡ với Thiên Chúa. Nếp sống đạo đức luân lý này là sức đề kháng. Bao lâu chúng ta cần đến Ngài là người nâng đỡ giúp ta trở nên điều mà tự chúng ta không có thể.

Chúng ta cần Chúa Giêsu Kitô, người tập họp chúng ta lại trong một cộng đoàn Giáo Hội của Ngài. Trong thực tế, Ngài đến để chúng ta nhận ra sự chân thật và gặp gỡ Thiên Chúa, cùng cánh cửa được mở ra cho chúng ta tìm thấy sự sống không còn chịu sự thống trị của quyền sự chết nữa.“

Licht der Welt, Herder 2. Auflage 2010, tr. 214.

3. Mầu nhiệm bí ẩn của Thiên Chúa

„Thiên Chúa ở đâu trong những ngày tháng đó? Tại sao Ngài lại làm thinh giữ yên lặng? Làm thế nào Ngài lại có thể nhân nhượng để cho sự tàn phá hủy hoại trong chiều kích qúa rộng lớn đã xảy ra, cho sự dữ xấu xa chiến thắng?...

Chúng ta không thể nhìn thấu vào mầu nhiệm bí ẩn nơi Thiên Chúa được – Chúng ta chỉ nhìn thầy những mảnh vụn, và tự mình không hiểu thấu hay hiểu sai lạc đi, khi chúng ta muốn đóng vai trò quan tòa thẩm phán về Thiên Chúa và về lịch sử. Làm như thế, chúng ta sẽ không thể bảo vệ con người được, nhưng lại chung góp vào sự phá hủy. Không, rốt cuộc chúng ta phải sống lòng khiêm nhượng, nhưng cũng khẩn khoản kêu thấu tới Thiên Chúa: Xin Ngài nghe tiếng con! Xin đừng bỏ quên con người tạo vật của Ngài!

Tiếng kêu cứu của chúng ta lên Thiên Chúa đồng thời cũng là tiếng kêu cứu thấu tận vào trong trái tim tâm hồn của chính chúng ta, nơi Thiên Chúa hiện diện cách nhiệm mầu không lộ diện, nơi Ngài ban cho ta nguồn ơn sức mạnh của Ngài. Sức mạnh đó không phải là đống bùn đất của lòng tham lam ích kỷ, làm cho con người sợ hãi, không còn biết phân biệt kính trọng con người, cho tất cả là sự may rủi số mạng và bị hủy diệt…“

Ở trại tập trung KZ Auschwitz 28.05.2006

4. Chiều kích thể lý của Thiên Chúa

„Thiên Chúa thật to lớn đến nỗi Ngài có thể trở nên bé nhỏ được.

Thiên Chúa thật dũng mãnh, đến nỗi Ngài có thể tự mình không có sức đề kháng như một trẻ nhỏ hiền lành đến với chúng ta, để chúng ta có thể yêu mến qúy trọng người.

Thiên Chúa qúa tốt lành, đến nỗi Ngài từ bỏ vinh quang thần thánh của mình và chấp nhận hạ sinh trong chuồng máng súc vật. Nhờ thế, con người chúng ta có thể tìm nhận thấy Ngài, và lòng nhân lành cảm hóa lây lan truyền sang chúng ta. Đó là mầu nhiệm Chúa giáng sinh: „ Con là Con Cha, hôm nay Cha đã sinh ra con“.

Thiên Chúa đã trở nên một người như chúng ta, qua đó chúng ta cùng chung sống với Người, có thể trở nên giống người. Một trẻ thơ trong nôi máng cỏ chuồng súc vật là hình ảnh dấu chỉ của Thiên Chúa. Ngài là như thế. Đây là điều chúng ta học hỏi được.

Nơi mỗi em bé thơ có tia chiếu sáng của ngày hôm nay, sự gần gũi của Thiên Chúa, điều chúng ta yêu mến và muốn tôn trọng cúi mình. Nơi mỗi em bé và cả nơi em bé được không sinh ra mở mắt chào đời.“

Bài giảng ngày 24.12.2005