Nhờ thập gía Chúa Giesu

Trước khi cử hành thánh lễ, trước khi cầu nguyện mọi người tín hữu Chúa Kitô đều làm dấu thánh gía. Và sau khi cầu nguyện chúng ta cũng có tập tục thói quen làm dấu thánh gía nữa. Đây là tập tục thói quen tốt lành đạo đức. Nhưng chúng ta lại quên rằng, dấu thánh gía là một trong những lời cầu nguyện cao đẹp nhất và sâu thẳm nhất, cùng là lời tuyên xưng đức tin sâu xa nhất vào ba ngôi Thiên Chúa.

Đâu là ý nghĩa dấu thánh gía?

1. Lời tuyên xưng

Chúa Giêsu Kito đã qua sự chết hy sinh của mình trên cây thập gía mang đến ơn cứu độ cho loài người chúng ta. Qua cái chết trên cây thập gía Chúa Giêsu đã chiến thắng vượt qua sự chết do tội lỗi, và làm hòa con người với Thiên Chúa.

Chúa Giesu Kito đã tình nguyện đi vào con đường cay đắng đau khổ vác thập gía lên ngọn đồi Golgotha chịu bị đóng đinh cho đến chết, muốn nói với con người chúng ta về chiều kích to lớn cao cả tình yêu của Ngài dành cho con người.

Chúng ta ai cũng đã nhìn thấy cùng cảm nghiệm về đau khổ, đau đớn nơi chính bản thân mình trong đời sống như thế nào rồi. Và như thế chúng ta có thể hiểu được nỗi thống khổ, sự đau đớn nhục nhã mà Chúa Giêsu Kitô đã bằng lòng chịu đau khổ cho chúng ta. Chúng ta không chỉ nghĩ tưởng tới sự đau đớn phần thân xác, nhưng cả về sự nhục nhã bị xỉ nhục của Chúa Giêsu khi bị quân lính, người Phariseo, dân chúng đám đông lăng mạ hạ nhục.

Thật là một thảm cảnh đau đớn cả về thân xác lẫn tinh thần cùng nhân vị con người bị khinh chê miệt thị.

Nên khi chúng ta làm dấu thánh gía, chúng ta nhớ nghĩ đến sự đau đớn thân xác và sự nhục nhã Chúa Giêsu Kitô phải chịu đựng để cứu chuộc tội lỗi con người.

Và khi làm dấu thánh gía là tâm tình tạ ơn Chúa đồng thời cũng tuyên xưng niềm tin vào Đấng bị đóng đinh trên thập gía vì tội lỗi con người.

2. Thập gía trong đời sống

Con người chúng ta chẳng ai muốn thập gía đau khổ cả. Nhưng lại luôn có thập gía đau khổ trong cuộc đời. Kinh nghiệm này ai cũng đều có cả, và không sao tránh khỏi.

Ngày nay đời sống càng ngày càng được nâng cao về nhiều mặt, nhất là về y khoa săn sóc sức khỏe, cùng được an toàn bảo hiểm tới mức độ cao, nhằm muốn xây dựng tương lai đầy hứa hẹn. Nhưng dẫu vậy, không làm sao xua đuổi bài trừ được đau khổ, bệnh tật, sự chết ra khỏi đời sống trên trần gian được.

Thánh gía giăng ngang lối cuộc đời!. Con người trong xã hội có đời sống phúc lợi cao như bên Âu Mỹ, hằng tìm cách làm giảm bớt đau khổ trong đời sống. Điều này đúng cùng cần thiết, nhưng không thể bài trừ xóa bỏ hẳn đau khổ bất hạnh được.

Chúa Giêsu, Con Thiên Chúa xuống trần gian chấp nhận chịu đựng đau khổ mang ơn cứu độ cho con người. Ngài không sợ đau khổ nhục hình thập gía. Ngài có quyền năng làm được hết mọi sự, nhưng không bài trừ đau khổ, không xóa bỏ cất thập gía ra khỏi đời sống trần gian. Trái lại, Ngài nhăn nhủ: Ai muốn theo Ngài làm môn đệ ngài, hãy từ bỏ chính mình và vác thập gía mình và theo Ngài. ( Mc 8,34; Lc 9,23) ̣

Mỗi người dù là người có lòng tin cao vững mạnh, hay người không tin, đều phải gánh chịu đau khổ trong đời sống mình. Chúng ta người tín hữu Chúa Kitô chấp nhận chịu đựng đau khổ tuy với tâm trạng khó chịu không được vui bằng lòng cho mấy, nhưng với đức tin chúng ta gánh chịu đựng đau khổ nhìn Chúa Giêsu Kitô, Đấng chịu khổ hình vác thập gía chịu chết treo đó, và luôn nhắn nhủ con người "Tất cả những ai đang vất vả mang gánh nặng nề, hãy đến cùng tôi, tôi sẽ cho nghỉ ngơi bồi dưỡng.29 Anh em hãy mang lấy ách của tôi, và hãy học với tôi, vì tôi có lòng hiền hậu và khiêm nhường. Tâm hồn anh em sẽ được nghỉ ngơi bồi dưỡng.30 Vì ách tôi êm ái, và gánh tôi nhẹ nhàng."( Mt. 11,28-30)

3. Dấu hiệu của niềm hy vọng

„Lễ mừng kính Thập gía Chúa Giêsu Kitô có từ năm 335 bên Đông phương, và được thành lập sau ngày thánh hiến đền thờ mừng Chúa Giêsu Kitô sống lại. Thập gía Chúa Giêsu Kitô rất được Hoàng đế Constantino cả sùng kính mộ mến, và một đền thờ được xây dựng ngay trên phần mộ chôn cất Chúa Giêsu trên ngọn đồi Golgotha....Điều khiến Hoàbg đế Constantino cả sùng kính mộ mến thập gía Chúa Giêsu được ghi chép trong sử sách, là trong trận chiến năm 312 đánh nhau với Vua Maxentius, Hoàng đế Constantino cả trong thị kiến đã nhìn thấy hình cây thập gía trên nền trời với ánh lửa bừng cháy sáng . Và Ông nghe có tiếng nói phát ra từ đó: Nhờ dấu hiệu này con sẽ thắng trận! Và qủa nhờ thế Hoàng đế đã thắng trận. Sau khi thắng trận Hoàng đế đã ra chiếu chỉ cho được tự do tôn giáo, chấm dứt thời kỳ bách hại đạo Công giáo trên toàn đế quốc Roma...

Trong ánh sáng ngày lễ tôn vinh thập gía Chúa Giêsu Kitô và nhất là trong ánh sáng của chương trình ơn cứu chuộc Chúa Kitô, chúng ta khám phá ra lại căn cước tính của mình đã chịu phép rửa tội và của Giáo Hội...

Điều mà người tín hữu Chúa Kiô không được quên là thập gía và sự sống lại của Chúa Giêsu Kitô nối liền liên kết với nhau như một dải băng dài. Không có sự liên kết nối liền này, sự đau khổ thương khó và sự chết của Chúa Giêsu Kitô không có nền tảng cùng chấm dứt trong vô vị.

Với người tín hữu Chúa Giêsu Kitô Tôn vinh cây thập gía Chúa Giêsu là cùng tham dự vào toàn thể tình yêu của Chúa, mà Ngài đã làm không đặt ra một điều kiện nào. Điều này nói lên ý nghĩa của lòng tin tưởng vào Chúa.

Tôn vinh thập gía Chúa Giesu Kitô muốn làm chứng cùng sống tình yêu Chúa trong ánh sáng sự sống lại của Chúa. Đó là sống lòng yêu mến.

Tôn vinh thập gía Chúa Giêsu Kitô còn dẫn đưa ta đến trở thành sứ gỉa của tình huynh đệ cùng của Cộng đoàn Giáo Hội, cùng tìm về nguồn đích thực Kitô Giáo. Điều này nói lên sức sống niềm hy vọng. „ ( Đức giáo hoàng Benedictô XVI. diễn từ ngày 14.09.2012 ở Libano).

***************
Mỗi khi làm dấu thành gía nhân danh Cha và Con và Thánh Thần, chúng ta nhớ lại bí tích Rửa tội của mình đã lãnh nhận.Vì chúng ta không chỉ được rửa tội trong nước mà còn trong Ba ngôi Thiên Chúa là Cha, là Con Chúa Giêsu Kitô và Chúa Thánh Thần nữa.

Dấu Thánh gía là Logo của đạo Công giáo. Dấu thánh gía là lời tôn vinh Thiên Chúa Ba ngôi, cùng là chúc lành cho đời sống người làm dấu thánh gía.

Lm. Đaminh Nguyễn ngọc Long