Đôi tay cầu nguyện

Thông thường chúng ta cầu nguyện bằng môi miệng đọc kinh hát, hay giữ thinh lặng. Nhưng chúng ta cũng có thể cầu nguyện bằng đôi bàn tay nữa.

1
Đôi bàn tay của con người là thành phần trọng yếu của thân thể mỗi người. Và vì thế đôi bàn tay nơi mỗi người tươg xứng cân bằng với thân thể mỗi người và cũng khác với nơi người khác.

Đôi bàn tay của con người hoạt động rất tích cực, mềm dẻo, là một phần sống động của thân thể. Với đôi tay ta có thể cầm nắm đồ vật, vuốt ve, xô đẩy, kéo lại , đụng chạm sờ mó cảm nhận, chỉ đường, buông ra, viết, cất nhắc một đồ vật lên, vẫy chào hay khước từ. Nhiều khi không nói thành tiếng, nhưng bằng đôi tay ra dấu chỉ cũng đã nói nhiều rồi như cử chỉ khua tay chối từ, đưa tay ra phía trứớc đón nhận…

Đôi bàn tay biểu hiệu ra bên ngoài điều suy nghĩ muốn nói diễn ta phát xuất từ trong thân tâm.

2.
Khi cầu nguyện, con người thường hoặc khoanh hai tay lại theo chiều ngang phía trước bụng ngực, hoặc úp hai bàn tay lại với nhau phía trước ngực. Khi úp đôi bàn tay lại các ngón tay hoặc duỗi thẳng lên cao sát vào nhau, hoặc các ngón tay đan chéo vào nhau ngả xuống phía lưng hai bàn tay.

Cử chỉ này diễn tả sự cung kính tập trung khi cầu nguyện

Hoặc có những khi giơ ngửa đôi lòng bàn tay sát vào nhau ra phía trước. Cử chỉ này nói lên thái độ cầu khẩn với bàn tay trống rỗng cùng sẵn sàng đón nhận sự trao tặng ban phát.

Những cử chỉ của đôi bàn tay như thế trong cầu nguyện đều muốn nói lên đến đây cầu nguyện với thái độ cung kính đơn giản thôi, không làm gì, không nắm giữ hay phát ra ra mệnh lệnh gì. Trước mặt Thiên Chúa, trước mặt Thần Thánh con bó tay chỉ mong đợi sự bình an.

3.
Ngoài ra, trong Thánh lễ còn có thêm những cử chỉ khác của đôi tay cầu nguyện nữa. Vị linh mục chủ tế thay mặt cho cộng đoàn tín hữu cử hành Thánh lễ ,ông giơ đôi tay lên cao, giang đôi tay mở rộng hai bên. Cử chỉ đôi tay như thế diễn tả muốn dâng trình bày trước Thiên Chúa đời sống, vui buồn, nước mắt cùng nụ cười, sự hạnh phúc cũng như cô đơn sầu khổ , sự than van cùng lời cầu khẩn, thành công cũng như thất bại… của toàn thể cộng đoàn dân Chúa.

Trong Kinh Thánh thuật lại đôi bàn tay trung thành cầu nguyện của Maisen cùng Thiên Chúa:
„ A-ma-lếch đến đánh Ít-ra-en tại Rơ-phi-đim. Ông Mô-sê bảo ông Giô-suê: "Anh hãy chọn một số người, và ngày mai ra đánh A-ma-lếch. Còn tôi, tôi sẽ đứng trên đỉnh đồi, tay cầm cây gậy của Thiên Chúa." Ông Giô-suê làm như ông Mô-sê đã bảo: ông đã giao chiến với A-ma-lếch, còn các ông Mô-sê, A-ha-ron và Khua thì lên đỉnh đồi. Khi nào ông Mô-sê giơ tay lên, thì dân Ít-ra-en thắng thế; còn khi ông hạ tay xuống, thì A-ma-lếch thắng thế. Nhưng ông Mô-sê mỏi tay, nên người ta lấy một hòn đá kê cho ông ngồi, còn ông A-ha-ron và ông Khua thì đỡ tay ông, mỗi người một bên.
Ông Giô-suê đã dùng lưỡi gươm đánh bại A-ma-lếch và dân của ông ta. Ðức Chúa phán với ông Mô-sê: "Hãy chép lại việc này vào sách để lưu niệm và hãy nói vào tai Giô-suê rằng: Ta sẽ xoá hẳn tên tuổi A-ma-lếch, khiến cho thiên hạ không còn nhớ đến nó nữa." Ông Mô-sê dựng một bàn thờ và đặt tên là: "Ðức Chúa, cờ trận của tôi." Ông nói: "Bởi vì một bàn tay đã giơ lên chống lại ngai của Ðức Chúa, nên có chiến tranh giữa Ðức Chúa và A-ma-lếch từ đời nọ đến đời kia." ( Sách Xuất Hành 17, 8-16).

Khi chúng ta khoanh đôi tay lại phía trứơc ngực, hay đan bện đôi bàn tay lại lúc cầu nguyện là muốn nói lên niềm hy vọng: chúng ta ở trong đôi tay tốt lành thánh thiện của Thiên Chúa.

Ngày xưa Chúa Giêsu khi gặp gỡ các trẻ em, ngài dang đôi ta ôm lấy chúng chúc lành cho chúng.

Và cha mẹ cũng dang đôi tay ôm bồng ẵm con mình, bàn tay cha mẹ xoa dịu an ủi con mình.

Những lúc như thế con người cảm thấy mình được che chở, và niềm tin tưởng cậy trông được củng cố thêm mạnh mẽ: Chúng ta ởn trong đôi tay tốt lành thánh thiện của Thiên Chúa!

Lm. Đaminh Nguyễn ngọc Long