Mẩu đối thoại về Thánh Gioan tẩy gỉa.

Sứ vụ: Ông Gioan này theo Phúc âm thuật lại, sinh ra trước Chúa Giêsu. Khi Chúa Giêsu lên đường giảng đạo truyền giáo, Ông đã có mặt trước đó rồi, rao giảng kêu gọi mọi người ăn năn thống hối, dọn đường, dọn tâm hồn cho Chúa Giêsu đến.

Và chính ông cũng qủa quyết vai trò của mình: Tôi là tiếng người hô trong hoang địa, hãy sửa đường cho thẳng để Ðức Chúa đi. (Ga 1,23)

Vì thế ông có thêm tên Tiền hô. Và cũng vì ông ban phép rửa tội cho những ai đến xin trong dòng sông nước Giordan thời bấy giờ, nên ông còn có tên Tẩy gỉa nữa.

Phân biệt: Ông Gio-an tẩy gỉa này là nhân chứng giới thiệu chỉ cho mọi người biết Chúa Giêsu. Trong hàng môn đệ Chúa Giêsu kêu gọi còn có một ông cũng có tên Gio-an. Ông Gio-an này vừa là môn đệ được Chúa yêu mến, vừa là người viết giáo lý tin mừng của Chúa Giêsu lưu lại cho con người, tin mừng theo Thánh Gioan.

Vì thế đặt thêm tên Tiền hô hay tẩy gỉa cho ông là để phân biệt với Gio-an tông đồ hay Gioan thánh sử.

2. Phép rửa tội do ai lập ra Gioan tẩy gỉa hay Chúa Giêsu?

Theo dấu vết lịch sử thời gian, phép rửa có nguồn gốc từ thời xa xưa. Khi Thiên Chúa
dẫn Do Thái từ xứ Ai-Cập trở về miền đất quê hương Do Thái, họ đã phải đi vượt qua Biển Ðỏ. Hình ảnh dân được Thiên Chúa tuyển chọn đi qua làn nước là hình ảnh về phép rửa. Nước là một yếu tố do Thiên Chúa tạo thành và rất quan trọng cho sự sống còn cùng phát triển của đời sống cây cỏ, xúc vật và con người.

Ông Gio-an tiền hô giảng lòng ăn năn thống hối trở về sự tốt lành. Ông làm phép rửa, thời đó còn dìm mình trong lòng sông nước, một dấu chỉ quyết tâm từ bỏ con đường cũ tội lỗi và được tẩy rửa bằng nước cho thanh sạch.

Chúa Giêsu không có tội lỗi làm điều gì xấu xa, nhưng cũng sắp hàng đến nghe ông gỉang dạy và xin chịu phép rửa. Ngài làm thế để nói lên lòng khiêm nhường muốn sống gần gũi với mọi người. (Mc 1,9-11)

Nước có chức năng rửa sạch và phục hồi sức sống mang lại sức tươi mát. Và nếu có rửa tay hay gội đầu hai ba lần cũng không có gì thiệt hại, dù tay hay đầu còn sạch. Trái lại có khi còn có thêm không khí mát mẻ phấn khởi nữa là đàng khác!

Lòng ăn năn thống hối hay ân đức của Chúa lúc nào cũng cần thiết và thời sự cho đời sống.

Thánh Gio-an tẩy gỉa đã nói về phép rửa của ông: Anh em cần biết điều này, tôi làm phép rửa ăn năn thống hối trong nước. Nhưng Ðấng đến sau tôi, sẽ làm phép rửa trong Chúa Thánh Thần. “ (Mc 1,8)

Trước khi trở về trời, Chúa đã trao quyền cho các thánh tông đồ: Anh em hãy đi khắp thế gian rao giảng tin mừng nước Thiên Chúa; làm phép rửa cho họ nhân danh Cha và Con và Thánh Thần“ (Mt 28,19)

Hội thánh công giáo từ ngày đó hằng lo trung thành gìn giữ kho tàng lời gíao huấn của Chúa trối lại.

3. Thưa cha, đã có lần nghe nói về Gioan tẩy gỉa giống như tiếng một con sư tử. Tại sao lại có ví dụ so sánh như thế?

Bạn có nghĩ, phải chăng Gioan là một loại sư tử? Không đâu. Ông Gioan không phải là sư tử và tiếng của Ông, tôi nghĩ, cũng không to như tiếng sử tử rống gầm trong rừng hoang đâu! Xin đừng sợ hãi!

Người ta ví như thế cũng vì muốn nói đến sự vụ của Ông thôi. Ông sống trong hoang địa sa mạc, ăn chay hãm mình, sống bằng châu chấu và mật ong rừng, mặc quần áo lông lạc đà và lớn tiếng không kiêng nể một ai, nói về sự công bằng bác ái về ăn năn thống hối. Lời nói của Ông đụng chạm đến lối sống tự do buông thả của nhiều người thời đó: Cái rìu đã đặt sát gốc cây, bất cứ cây nào không sinh qủa tốt đều bị chặt đi và quăng vào lửa! (Lc 3,9)

Rồi cũng căn cứ trên Kinh thánh đã nói về Ông, nên mới ví Ông như vây.: Trong sách ngôn sứ I-sai-a có chép rằng: Này Ta sai sứ giả của Ta đi trước mặt Con, người sẽ dọn đường cho Con. Có tiếng người hô trong hoang địa: Hãy dọn sẵn con đường của Đức Chúa, sửa lối cho thẳng để Người đi.(Mc 1,2-3)

Cung cách lối sống có vẻ hoang dã nơi sa mạc và tiếng nói thẳng thừng như thế của Gioan tiền hô, khác nào một dã thú như sư tử trong rừng hoang!

Cuốn tin mừng của Thánh Mác cô đã viết về vị thánh Gioan tẩy gỉa này ngay từ chương đầu tiên. Nên phúc âm của thánh sử Mác cô được vẽ bằng biểu hiệu con sư tử có cánh.

Khi nào Bạn sang du lịch tham quan thành phố bờ biển Venezia nước Ý đại lợi, sẽ thấy ở công trường giữa thành phố trước nhà thờ chính tòa, có cây cột cao chót vót, trên đó có tượng con sư tử to lớn mạ vàng chói với đôi cánh. Ðây là biểu hiệu cho Thánh Mác-Cô và cũng là dấu hiệu của thành phố Venezia nhận Thánh Mác-cô làm quan thầy.

4. Cha đã nói đến Ông thánh Gioan giới thiệu Chúa Giêsu cho mọi ngưòi. Ông đã làm việc giới thiêu như thế nào?

Vâng, ông đã làm công việc đó như sứ vụ của ông. Ông không nói về thân thế cùng sự nghiệp chương trình của Chúa Giêsu cho mọi người.

Ông nói về Chúa Giêsu là người đến sau ông, nhưng cao trọng hơn ông, Chúa Giêsu làm phép rửa trong Chúa Thánh Thần và ngài là chiên Thiên Chúa đến gánh tội trần gian.

Ông sai các học trò mình, có lẽ cả những những người tò mò muốn biết về Chúa Giêsu, đến gặp trực tiếp Chúa Giêsu, để nghe chính chúa Giêsu nói về chương trình của ngài làm (Lc 7,18-27).

5. Thưa cha, tại sao ngày mừng sinh nhật Thánh Gioan tẩy gỉa và Chúa Giêsu cách nhau đúng sáu tháng vây?

Bên tây phương và bây giờ cũng lan tràn ra hầu như khắp nơi trên thế giới tập tục mừng ngày sinh nhật. Họ mừng ngày mở mắt chào đời cùng nắm tay với mọi người đi vào công trình tạo dựng của Ðấng Tạo Hóa.

Trong tập tục của Hội Thánh Công giáo, chúng ta chỉ mừng sinh nhật Thánh Gioan tẩy gỉa ngày 24.06., đức mẹ Maria ngày 8.9. và Chúa Giêsu ngày 25.12. hằng năm của ba vị này thôi.

Không ai biết rõ chính xác ngày tháng sinh ra của ba vị Thánh cao trọng này. Ngày mừng sinh nhật Thánh Gioan tẩy gỉa được Hội Thánh ấn định vào ngày 24.06. đúng sáu tháng trước ngày sinh nhật Chúa Giêsu, cũng do Hội Thánh ấn định, ngày 25.12.

Ngày 24.06. theo thời tiết bên Âu châu có bốn mùa thay đổi Xuân Hạ Thu Ðông, là ngày dài nhất trong năm, ngày dài đêm ngắn, mặt trời xuất hiện trên nền trời từ sáng sớm lúc 05 giờ và lặn lúc 22.00 giờ chiều tối, thời tiết bắt đầu sang mùa Hè, nóng bức.

Và cũng bắt đầu từ ngày này mặt trời dần dần xuất hiện mỗi ngày ngắn lại, cao điểm là đêm 24. sang ngày 25 tháng 12 mùa Ðông gía rét tối tăm, đêm dài ngày ngắn. Mặt trời lặn lúc 16.00 giờ chiều, mọc ló dạng lúc 08. giờ sáng ngày hôm sau.

Và cũng từ ngày 25.12. ánh sáng mặt trời dần dần chiếu tỏa xuyên qua màn đêm mùa Ðông làm cho đêm càng thu ngắn lại và ngày dài thêm ra mà cao điểm là ngày 24.06.

Thánh Gioan Tiền hô đến ngày 24.06. giữa mùa hè chói chang mặt trời nóng bức và từ từ di chuyển vào đêm tối thời tiết mùa Thu và Ðông ảm đạm.

Chúa Giêsu đến vào ngày 25.12. trong đêm tối mùa Ðông và từ từ mặt trời ló dạng chiếu sáng khắp trời đất bước sang mùa Xuân và Hạ huy hoàng.

Phải chăng Hội Thánh chọn ấn định hai ngày mừng sinh nhật hai Ðấng Thánh cao trọng này phù hợp với lời tiên tri của Thánh Gioan Tiền Hô đã nói về Chúa Giêsu: Người phải nổi bật lên, còn tôi phải lu mờ đi (Ga3,30) ?

6. Thưa cha, Thánh Gioan Tiền hô ngoài lời rao giảng ăn năn thống hối đền tội dọn đường cho Chúa Giêsu đến, làm phép rửa trong nước và giới thiệu Chúa Giêsu cho mọi người, cùng gương đời sống khó nghèo khiêm hạ, Ông còn nói gì khác hơn nữa không?

Nếu chỉ chọn ra những lời rao giảng của Thánh Gioan Tẩy gỉa, thiết nghĩ cũng đã đầy đủ lắm rồi, dùng làm kim chỉ nam cho đời sống đạo giáo niềm tin và cuộc sống bác ái tình người.

Ðọc những lời giảng của Ông trong sách kinh thánh còn ghi chép lại, tôi thấy một lời của Ông rất hay và đúng cho chúng ta mọi nơi mọi lúc: Chẳng ai có thể nhận được gì mà không do Trời ban! (Ga 3, 27).

Lời tâm sự này của Thánh nhân biểu lộ xác tín sâu lòng biết ơn cùng lòng khiêm nhượng của một con người nhận chân ra giới hạn của mình.

Martin Luthero, cha đẻ đạo Tin lành thệ phản bên Ðức vào thế kỷ thứ 16., cũng đã có lần viết ra với ý tưởng tương tự: Chúng ta là người hành khất!

Lm. Nguyễn ngọc Long

Một bạn trẻ đến thăm tôi, hồi tôi còn làm cha phó ở Wüpperfürth. Trong sân nhà thờ có một bức tượng bằng đồng đen dựng trên một cục đá. Tượng hình đó trong dáng một người đang bước tiến lên phía đàng trước, ngón trỏ tay phải chỉ lên trời, tay trái để trên ngực chỗ trái tim. Bạn đó hỏi tôi: Tượng gì coi kỳ lạ qúa vây và là ai đấy?

Ông cha xứ đứng bên cạnh mỉm cười nói chen vào: Ông Thánh Gioan tiền hô đấy!

Hỏi kỹ ra, mới biết chính ông cha xứ gìa đã cho đúc tạc tượng bức tượng này từ một phần tư thế kỷ nay và cho dựng nơi đây ngoài trời sương gió, trên một hòn đá mộc mạc không đục đẽo chạm trổ theo ý của ông.

1.Thưa cha, Thánh Gioan tiền hô, con đã có lần nghe đến, và cũng còn gọi tên khác nữa là Gioan tẩy gỉa. Nhưng sao lại có thêm tên „tiền hô, tẩy gỉa“ vào là cái gì vậy?

Tên của vị thánh này chỉ vỏn vẹn là Gio-an thôi, như cha mẹ ông đặt cho ông (Lc.1, 60). Còn tên kèm theo „ Tiền hô“ hay „Tẩy gỉa“ là sau này đặt thêm vào.

Hội Thánh công giáo đặt thêm danh hiệu Tiền hô hay Tẩy gỉa cho ông muốn nói lên hai điều: sứ vụ và phân biệt.