Mẩu đối thoại về Bữa Tiệc ly của Chúa Giêsu

Trong thánh lễ sau cùng ngày xưa của Chúa Giêsu và trong thánh lễ tạ ơn ngày nay, đều là lễ mừng sự sống. Sự sống phát sinh sau khi trải qúa trình sự chết.

Một trái dừa, một hạt giống được gieo chôn vùi xuống đất, nó sẽ trải qua thời gian mục nát, chết đi. Và sau đó một cây mới mọc chiu lên mang sức sống tươi xanh, rồi sinh hoa kết trái mới.

Chúa Giêsu biến hóa Bánh và rượu thành Bí tích lương thực thần linh cho con người là dấu chỉ của tình yêu Ngài để lại. Tình yêu đã khắc phục sự chết (1 Ga 3,14). Nên các tín hữu Chúa Kitô đầu tiên đã gọi bữa ăn Thánh Thể là bữa ăn tình yêu – Agape.
4. Chúa Giêsu đã biến đổi bánh và rượu thành Mình và Máu Người cho trần gian. Khi mừng kính và tiếp nhận Tấm bánh Thánh Thể của Chúa, chúng ta có biến đổi gì không?
Mẹ Á Thánh Terexa đã tâm tình: Không ai ra khỏi thánh đường, mà vẫn nguyên như lúc trước bước vào Thánh đường! Có sự thay đổi nơi họ.

Vâng, trong Thánh lễ có sự biến đổi. Bánh và Rượu đã biến thành Mình và Máu Chúa Giêsu Kitô. Tấm bánh Thánh Thể Chúa Giêsu được trao vào bàn tay, vào tâm hồn chúng ta. Người tín hữu Chúa Giêsu qua đấy sẽ được biến đổi do nguồn sức mạnh tâm linh trong cung cách sống, rồi từ khởi điểm đó lan rộng ra xã hội xung quanh. Nếu họ để cho tình yêu của Ngài biến đổi ta, theo vòng giới hạn đời sống. Kẻ thù có thể nói chuyện với nhau; những bàn tay trước kia chỉ muốn nắm lại quật ngã người đối diện, giờ đây mở ra nối vòng tay xây dựng hòa bình tình thân ái; gươm giáo có thể đúc rèn thành lưỡi cày; xe tăng bắn phá hủy diệt được biến cải thành xe ủi ruộng đất cho bằng, thành xe chở lúa gạo thực phẩm đồ dùng cho con người…

5. Bí tích Thánh Thể tình yêu Chúa Giêsu có là liều thuốc cho con người không?

Không là liều thuốc chữa bệnh cho khỏi đau bụng, đau xương, đau tim, đau răng, đau mắt... Nhưng bí tích Thánh Thể là liều thuốc chữa vết thương tâm hồn, vết thương buồn phiền đau khổ, vết thương thất vọng, vết thương xao xuyến bất an trong lòng…Liều thuốc đó mang lại niềm vui, sự an ủi cho tâm hồn. Có ai là người mà không có vết thương vết trong tâm hồn không?

Ðức cố Hồng Y Phanxicô Nguyễn văn Thuận trong thời gian bị giam giữ trong lao tù đã kể lại kinh nghiệm sống bản thân về Bí tích Thánh Thể là liều thuốc không chỉ cho tâm hồn mà còn cho cả thân xác ngài nữa.

„ Năm 1975 tôi bị đẩy nhốt trong nhà tù. Tôi luôn nghĩ tới lời các Thánh Tử đạo hồi thế kỷ thứ tư, đã nói: „Không có Bí tích Thánh Thể chúng tôi không thể chịu đựng qua nổi những khó khăn cực hình“

Tôi ngồi trong tù với hai bàn tay trắng, làm sao đây. Bỗng một hôm tôi được phép viết cho gia đình thăm hỏi báo tin và xin gửi những vật dụng cần thiết nhất cho cuộc sống trong tù. Tôi viết như sau: „Xin gửi cho tôi một ít rượu vang như thuốc chữa bệnh đau bao tử!“

Nhận được thư, người nhà hiểu ý tôi. Họ gửi cho tôi một chai nhỏ đựng rượu lễ với hàng chữ „thuốc chống đau bao tử“ và một ít bánh lễ nhỏ dấu đựng trong một ống tre nhỏ chống nước ướt thấm vào.

Người canh tù hỏi tôi: „Ông bị đau bao tử hả?“

Tôi đáp ngay: Thưa vâng!

Cai tù : „Ðây, ra mà nhận về uống đi!“

Chưa bao giờ tôi có niềm vui lớn lao như thế khi nhận được những món qùa gửi như lần này: Với ba giọt rượu nho và một giọt nước lạnh trong lòng bàn tay tôi dâng Thánh Lễ hằng ngày. Ðó là bàn thờ của tôi và cũng là nhà thờ chính tòa của tôi! Tôi đã có thuốc cho đời sống tâm hồn và cho cả thể xác của tôi: „ Thánh dược trường sinh“. Thánh dược đó không phải liều thuốc chống lại sự chết. Nhưng thánh dược đó là sự sống Chúa Giêsu Kitô mà bây giờ tôi luôn luôn có bên mình. Như Thánh I-nha-xiô thành Antokia đã nói như thế.

Mỗi khi dâng Lễ tôi có thể dang tay rộng ra, cùng lúc đó tôi có cảm nhận mình cũng được cùng đóng đinh vào thập gía như Chúa Giêsu vậy. Tôi có thể cùng với Ngài uống cạn chén đắng cay…

Ðó là những Thánh lễ đẹp tuyệt vời trong đời tôi. Cứ như thế năm này qua năm khác trôi qua trong trại lao tù cấm cố, tôi đã được nuôi dưỡng bằng tấm Bánh sự sống và chén Rượu cứu độ.“

Thứ năm Tuần Thánh 2005
Lm. Nguyễn ngọc Long


Hằng ngày, hằng tuần đều có Thánh Lễ tạ ơn, tiếng Hylạp gọi là Eucharistia - Tạ ơn-, kính nhớ phép Thánh Thể. Và trong Thánh Lễ Bánh và Rượu được truyền phép, qua chức Linh mục, trở nên Mình và Máu Chúa Giêsu.

1. Thánh Lễ Eucharistia , Tạ ơn, có từ khi nào?

Thánh lễ tạ ơn đầu tiên Chúa Giêsu cử hành vào ngày trước khi Ngài chịu chết. Bây giờ Gíao hội công giáo chúng ta mừng kính tưởng nhớ lại Thánh Lễ tạ ơn đầu tiên đó vào ngày thứ năm tuần Thánh. Thánh lễ đó là bữa tiệc ly sau cùng Chúa Giêsu cử hành với 12 Tông Ðồ.

2. Trong bữa tiệc ly sau cùng đó Chúa Giêsu cử hành thánh lễ như thế nào?

Với Chúa Giêsu đây không phải là thánh lễ sau cùng của đời Ngài, nhưng là thánh lễ đầu tiên Ngài cử hành để trối lại dấu chứng tình yêu cho các Tông đồ và cho những người tin theo Ngài. Vì thế Ngài bắt đầu bằng nghi lễ Rửa chân cho các học trò của mình. Một cử chỉ của tình yêu thương và của lòng khiêm hạ!

Chưa hết, Ngài cùng ngồi bàn ăn với 12 Tông đồ bữa ăn hôm đó. Trong bữa ăn này Ngài truyền Bánh và Rượu trở nên Mình và Máu Ngài, như dâu chứng tình yêu của Ngài, làm lương thực cho đời sống niềm tin cho con người.

3. Tại sao Chúa Giêsu lạ dùng bánh và rượu để truyền bí tích tình yêu?

Bánh và rượu không là lương thực thức uống chay tịnh sống kham khổ hy sinh từ bỏ. Trái lại nó cần thiết nang lại sức sống. Phải nó còn mang đến sự thưởng thức cho đời sống nữa.

Bánh là lương thực làm tăng sức sống thêm mạnh mẽ và Rượu là thức uống làm cho đời sống vui tươi hơn. Vì thế đâu đâu người ta cũng uống rượu khi có tiệc tùng ăn mừng.