Thân phận quả bóng tròn

Đáng thương nhất là những người xấu số, bệnh tật, nghèo hèn không nơi nương tựa, lang thang đầu đường xó chợ, chỉ mong sống nhờ vào lòng bác ái của người khác. Nhưng rồi họ cũng bị hất hủi, bị „đá“ đến chỗ này, chỗ kia. Cuộc đời họ cứ phải bôn ba, lăn lộn đủ mọi hướng như trái bóng trong một trận túc cầu.

Đời sống người Kitô hữu cũng là một trận túc cầu thiêng liêng. Trận túc cầu này không có giới hạn về không gian và thời gian, có khi chỉ vài giờ, hay vài ngày, vài tháng, vài năm, nhưng có khi kéo dài cả trăm năm, nghĩa là tùy theo tuổi thọ của mỗi người.

Qủa bóng là linh hồn của mỗi người. Hai đội cầu thủ tranh tài là THIỆN và ÁC. Đặc điểm của trận túc cầu thiêng liêng là các cầu thủ thay vì đá bóng vào lưới của đối phương thì lại tìm cách đá vào lưới của chính mình. Do đó người thủ môn không phải canh giữ khung thành của mình mà canh giữ khung thành của đối phương để ngăn cản trái bóng của mình lọt vào lưới của đối phương.

Khán giả ủng hộ bên THIỆN là các thiên thần và các thánh, ủng hộ bên ÁC là qủy satan. Mỗi lần quả bóng linh hồn lọt vào lưới của đội THIỆN thì các thánh mừng rỡ hân hoan. Trái lại nếu lọt vào lưới của đội ÁC thì quỷ satan reo hò thắng lợi.

Như thế tâm linh con người cũng như thể quả bóng tròn cứ bị cả hai đội THIỆN - ÁC giành giật nhau, đá sang bên này, ném sang bên kia cho đến khi con người nhắm mắt xuôi tay. Và trái phạt đền sau cùng không biết trái bóng linh hồn sẽ lọt vào lưới của bên nào.

Đỗ Văn Thục
Mùa túc cầu Âu Châu 2004


Đúng vậy, giả sử trên sân cỏ nếu không có quả bóng tròn thì làm sao diễn ra được trận đấu. Một quả bóng tròn thật nhỏ xíu so với một sân cỏ khổng lồ nhưng trong những trận tranh tài tùy theo ở cấp quốc gia, lục địa hay hoàn cầu, thường có hằng ngàn, có khi hằng triệu cặp mắt mở to theo dõi quả bóng lăn tròn hoặc bay bổng ngang dọc đủ mọi phương hướng.

Qủa bóng tròn trên sân cỏ đóng vai trò như một anh hề trên sân khấu, chạy lăng xăng làm trò mua vui cho thiên hạ. Sự lăn lộn của quả bóng vô tri đem lại cho con người nhiều vui thú và nhiều cảm giác khác nhau cho khán thính giả. Khi thì hồi hộp đến đứng tim mỗi lần anh hề „bóng“ nhảy múa trước khung thành, khi thì thở phào nhẹ nhõm như vừa thoát cơn nguy hiểm, hoặc có khi thở dài tiếc rẻ, nhưng cũng có khi reo hò mừng rỡ khi anh hề „bóng“ bị lọt lưới.

Khi trận đấu kết thúc, cả cầu thủ lẫn khán giả ủng hộ phe thắng reo mừng hớn hở. Ngược lại bên thua thì ủ rũ thất vọng. Duy chỉ anh hề „bóng“ sau một thời gian bị giành giật, bị hành hạ, bị đưa đẩy hết chỗ này đến chỗ khác và đem đến vui mừng cũng như buồn rầu thất vọng cho con người, thì vẫn lặng lẽ nằm yên một góc nào đó : chẳng vui, chẳng buồn, chẳng than, chẳng tiếc. Và người ta cũng chẳng thèm để ý gì đến quả bóng tròn nhỏ nhoi ấy nữa, mặc dù nó đã là một vật không thể thiếu trong trận đấu.

Những ngày này tại Âu Châu đang diễn ra những trận cầu sôi nổi. Túc cầu là môn thể thao được ưa chuộng nhất tại Âu Châu. Môn thể thao này có thể nói đã có từ nhiều thế kỷ nay và cho đến bây giờ không chỉ ở Âu Châu mà hầu như cả thế giới đều hâm mộ môn thể thao này.

Thế nhưng, đã qua bao đời với biết bao trận đấu hào hứng từ phạm vi quốc gia đến những trận tranh tài cả thế giới, những người hâm mộ túc cầu có bao giờ đặt ra câu hỏi : Vật gì đóng vai trò quan trọng nhất trong một trận túc cầu ?

Có lẽ đây là một vấn đề quá tầm thường khiến người ta chẳng thèm để ý để đặt ra câu hỏi như vậy. Tôi là người không say mê túc cầu lắm, nhưng thỉnh thoảng cũng vẫn theo dõi những trận tranh tài quan trọng và sôi nổi. Trong một lần theo dõi trận đá tôi đã chợt nảy ra câu hỏi như trên, và câu trả lời cũng của chính tôi cho câu hỏi đó là : „quả bóng tròn“ đóng vai trò quan trọng nhất.

Đó là thân phận của trái bóng tròn. Còn thân phận con người thì sao ?
Giữa xã hội đầy xáo trộn, vị kỷ, thiếu bác ái, yêu thương . . . ngày nay, nhiều lúc con người cũng trở thành quả bóng tròn và bị người này đá sang chỗ này, kẻ khác đá sang chỗ kia.

Thí dụ trong thực tế : khi ta cần hoàn tất một thủ tục hành chánh nào đó, những người có trách nhiệm có thể vì thiếu hiểu biết, có thể vì muốn thoái thác công việc hay không muốn thực tâm giúp đỡ nên tìm cách „đá“ ta đến chỗ này, chỗ kia. Cứ như vậy có khi bị „đá“ vòng vo năm bảy hiệp ta mới đạt được những gì ta mong muốn. Thời gian phong trào vượt biên lên cao độ, tại các trại tị nạn Đông Nam Á, khi được phỏng vấn để được đi định cư, rất nhiều người cũng đã trở thành quả bóng để các phái đoàn các nước „đá“ giao hữu sang bên này, bên kia. . .