Carneval – Mùa lễ hội hóa trang.

Mùa lễ hội carneval bên Âu chạu, bên Ðức nói riêng , khởi đầu từ ngày 11. tháng 11 lúc 11 giờ 11 phút hằng năm. Lễ hội carneval đạt đến cao điểm từ ngày thứ năm trước thứ tư lễ Tro và chấm dứt vào giữa đêm thứ ba sang ngày thứ tư lễ Tro.

Mùa lễ hội carneval bên âu châu là mùa vui cười, làm trò cười, hóa trang theo ý mình muốn. Vào những phiên hội lễ carneval trong phòng hay ngoài trời, người ta thường đem những câu chuyện hài hước chọc cười từ trên trời thượng tầng, thâm cung bín hiểm đến dưới thắt lưng quần ra chế diễu; rồi người dự hội carneval cũng ăn mặc hóa trang ăn mặc theo những hình thù khác lạ như một con vật, một thằng qủi, ông bố thì ăn mặc gỉa làm một giám mục, một thầy dòng, còn một bà một cô thì ăn mặc gỉa làm bà sơ; ông chính trị gia hóa trang gỉa làm một người đưa thư, người quét đường; trẻ con người lớn ăn mặc hóa như một mụ phù thủy, một người cao bồi, thằng ăn cướp, con cú mèo…đầu đội đủ thứ kiểu nón mũ khăn trùm rất khác người…

Lễ hội carneval có nguồn gốc trong dân gian từ thời xa xưa. Năm 3000 trước công nguyên thầy cả Gudea von Sirgulla trong cung vua ở Ba-by-lon đã nói đến lễ hội hằng năm dâng kính đền thờ kéo dài bảy ngày sau ngày mừng năm mới. Trong những ngày này ăn uống,, cười nói vui vẻ là phần chính của lệ hội. Rồi trong những ngày lệ hội việc lao động xay lúa gĩa gạo đề ngưng lại hết, đầy tớ đưọoc ngồi ngang hàng với chủ, tất cả mọi người đều đồng ngang hàng với nhau. Ðám rước vào đền thờ mừng Thần Marduk có xe hoa trang hoàng rực rỡ như hình một con tầu lăn bánh tiến tiến vào.

bến Ai cập vùng Alexandria vào ngày 5. tháng Ba cũng có từng đoàn tầu trang hoàng lộng lẫy kính vị thần hải cảng „navigium Isidis“. Apulejus Madaura viết về ngày lệ hội năm 124 sau công nguyên: Người ta đi theo đám rước mang mặt nạ xuyên qua các khu vùng chung quanh. Họ ăn mặc hóa trang như một chú lừa, một nhà hiền triết, một bậc học gỉa, một người đi săn thú, một anh lính. Ðàn ông mặc quần áo đàn bà, đàn bà mặc quần áo đàn ông. Họ vừa đi vừa nhẩy nhót ca hát, hò hét vang trời.

Tacius (55- 120) ghi chú điểm giống nhau ngày lễ hội kính thần Isis và thần sinh sản cùng thần đất mẹ Nerthus: Lễ hội có đoàn xe mang theo những hình ảnh kính thần thánh kéo dài nhiều ngày vào mùa xuân. Sau khi đám rưóoc kết thúc những chuếc xe hoa và ảnh tượng trên đó được tẩy rửa kéo xuống.:

Vị thần „magna mater“. vị thần mẹ của các thần được tôn kính như nữ chúa thiên nhiên. Vị thần này có sức biến cải thiên nhiên đang chết được sống lại sinh sôi nẩy nở.

Lễ n ghi tôn kính thần isis được dân thành Roma tiềp nhận để tôn kính thần Saturn của m´họ. Thần saturn , cha đẻ của thần Jupiter được tôn kính mừng lễ hằng năm như lễ của mừng vui. Vị thần này là một hoàng đế nhân hậu có lòng đã dậy giúp con người trồng trọt làm ruộng, chỉ dây cách ăn ở, kiến tạo hòa bình và hạnh phúc cho đời sống. Ngày kễ hội mừng thần Saturn nhắc nhớ lại thời vàng son không còn nô lệ: Chủ và đầy tớ trao đổi quần áo địa vị. Mọi ngưòoi được vui đùa cưới nói, ăn uống thỏa thích.

Người dân Roma cũng thunhận lệ hội mừng thần Dionysos bên Hy lạp vào lễ hội của họ và biến đổi thành lễ Bacchus. Lễ hội này vào tháng hai hằng năm là một hỗn hợp pha trộn vừa có mầu sắc đạo đức tôn giáo vừa có mầu sắc ăn chơi theo ý thích. Họ cũng kéo đi thành đoàn rưóoc những con tầu trang hoàng hoa, hình sắc sỡ, ăn mặc hóa trang, ca hát cưới nói, trương những hình ảnh tôn thờ thần bacchus như vị thần của sinh sản.

Lễ hội của ngưòi Roma Lupercus là một lễ thanh tẩy đền tội trong tháng hai (februar). Lupercua mời gọi tẩy rửa cho thanh sạch. Ðây cũng là một nghi lễ nói lên sự sinh sản đòi sống mới.

Lễ hội carneval tuy không là lễ tôn giáo của đạo Công giáo, nhưng không có nơi nào và không ai mừng lễ hội carneval vào mùa Hè hay mùa Thu. Người ta chỉ mừng lễ hội carneval vào những ngày trước thứ tư lễ tro, ngày bắt đầu vào mùa chay thôi. Ở vùng hạ lưu sông Rai bên Ðức này, người ta gọi nôm na trào phúng thời gian mùa mừng carneval từ ngày 11.tháng 11 lúc 11 giờ 11 phút hằng năm đến ngày thứ tư lễ Tro là mùa „thứ năm“ trong năm, đang khi trong năm chỉ có bốn mùa thời tiết thay đổi thôi.

Lễ hội carneval không chỉ được mừng với những đoàn xe rước hoa (ngày thứ hai Rosenmontag), vui cười ở bên Ðức như vùng Koeln (Cologne), Mainz, Duesseldorf…nhưng còn ở nhiều nơi trên thế giới như Monte Carlo, New Orleans, Nizza, Rio de janero, Québec Salvador da Bahia, Teneriffa, Venedig und Viareggio.

Nguồn gốc lễ hội carneval như có ngày nay trước mùa chay trong hội thánh công giáo từ bên Âu châu cũng trải qua nhiều chặng giai đoạn. Ngay từ thế kỷ thứ 12. thời gian từ lễ ba Vua đến thứ tư lễ Tro được gọi là mùa lễ hội carneval. Ba ngày trước khi bắt đầu mùa chay là ngày thứ năm, chúa nhật và thứ ba trước thứ tư lễ Tro. Trong ba ngày này những bài hát vui còn được hát trước khi bước vào mùa chay, mùa ăn năn nhìn lại con người thật của mình theo gương Chúa Giêsu.

Trong mùa lễ hội carneval co người ăn mặc hóa trang làm một người giống„chú hề“ (clown). Chú hề ăn mặc quần áo lôi thôi chỗ thì rông thùng thình qúa khổ, chỗ thì ngắn cũng qua khổ, mầu sắc thì sặc sỡ lộn xộn, đầu tóc cũng nhuộm xanh đó, đội mũ nón có jkhi to hơn đầu, có khi nhỏ bé tí hơn đầu đầu chú. Chú muốn qua dó làm cho người ta vui cười.

Chú đi đứng không thảng thắn, lúc xiêu vẹo, lúc ngã lăn đùng ra sàn nhà. Nhưng mỗi khi chú ngã lăn ra, chú đều chống đứng dây ngay, không nằm lì ra đó. Hình ảnh này cũng nói lên ngày xưa Ông Thánh Phero, theo Chúa Giêsu làm tông đồ, cũng ba lần chối Chúa: tôi không biết ông đó là ai! Như thế Phero đã tè ngã ba lần, nhưng sau đó ông đứng dậy ăn năn hối lỗi. Và Chúa đã tha thứ cho ông. Sau kêu gọi phong ông là giáo hoàng đầu tiên của Hội Thánh Công giáo.

Chính Chúa Giêsu cũng vấp ngả khi vác thập gía tè xuống đất ba lần. Ngã xuống, Chúa lại đứng dậy vác thánh gía đi tiếp. Chúa không nằm tại chỗ.

Là người tín hữu tin yêu theo Chúa Giêsu, chúng ta cũng luôn sống trong hy vọng , tin tưởng vào tình yêu tha thứ của Thiên Chúa như Chúa đã ban cho Thánh Phero, khi ông té ngã và đứng dậy xin Chúa tha thứ tội lỗi làm lại cuộc đời ngay.

Chú hề trong mùa lễ hội carneval hay trong sân khấu cuộc đời cũng có nỗi buồn riêng tư. Nhưng chú không đề nỗi buồn đó chế ngự làm chủ đời sống chú. Trái lại chú làm chủ nó và luôn sống hy vọng tin tưởng. Lời nói gợi vui cười và nụ cười của chú nói lên cho ta điều đó.

Tôi còn nhớ mãi vị ân sư ngày trước thường dậy bảo chúng tôi: Một vị thánh buồn là vị thánh đáng buồn!

Ðúng vậy, con người chúng ta cần niềm vui, nụ cười của nhau. Thiết tưởng chú hề mang niềm vui nụ cười đến cho người khác, có thể nói được, như Thánh Gioan Don Bosco, thánh nữ Elisabeth, thánh Phanxico, Mẹ Á Thánh Teresa calcutta: luôn luôn sống, dù với người nghèo, với trẻ con, với người đau khổ bệnh tật, giữ niềm vui trong tâm hồn, nụ cười với mọi người.

Cơn, mùa carneval 2004

Lm. nguyễn ngọc long